Nuôi con thông thái
3 điều bố mẹ không được bỏ qua khi chăm sóc trẻ ho khan về đêm
Trẻ ho khan về đêm làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của trẻ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh thường lo lắng, thậm chí mất ăn và mất ngủ theo. Để khắc phục được điều này nhanh chóng và hiệu quả, bố mẹ tuyệt đối không được bỏ qua 3 điều dưới đây!
1. Hiện tượng trẻ ho khan về đêm
Sự khó chịu ở đường họng vào buổi đêm khiến cơ thể trẻ tạo ra một phản xạ – cơn ho để giúp đường họng thông thoáng và dễ chịu. Trẻ ho khan tuy không có có chất nhầy hoặc đờm nhưng ít nhiều cũng khiến khó chịu, dễ tỉnh giấc và thậm chí là mất ngủ, quấy khóc.
2. Nguyên nhân trẻ ho khan về đêm
Tình trạng trẻ ho khan về đêm do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm tác nhân kích thích bên ngoài và một số bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nguyên nhân bên ngoài
- Nhiệt độ thấp, không khí khô
Thực tế là nhiệt độ ban đêm luôn thấp hơn nhiệt độ ban ngày. Sự chênh lệch này tăng tới 10 độ C nhất là thời điểm giao mùa, vào mùa đông lạnh giá. Nhiệt độ thay đổi đột ngột cùng với không khí hanh khô, lạnh giá vào ban đêm hoặc do máy lạnh chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan về đêm ở trẻ sơ sinh.
- Nơi ngủ không đảm bảo sạch sẽ
Chăn màn, giường chiếu và phòng ngủ không vệ sinh thường xuyên nên là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn, vi rút, nấm mốc, bụi bẩn… gây hại cho trẻ. Nếu chẳng may hít phải khi tiếp xúc với các yếu tố bất lợi này, trẻ khó tránh khỏi chứng hắt hơi, ngứa mũi và cơn ho.
- Ngủ không gối/kê đầu
Thông thường trẻ ho sẽ kèm theo ngẹt mũi và khó thở. Lúc này, chất nhày và dịch từ trên mũi sẽ chảy xuống họng, gây kích ứng các cơn ho, từ đó làm trẻ ho nhiều hơn về đêm.
Nguyên nhân bệnh lý
- Nhiễm virut cảm cúm, cảm lạnh
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị nhiễm virut cảm cúm, cảm lạnh. Ho khan hoặc ho có đờm, ngứa họng, viêm họng, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, đau đầu thậm chí là sốt là dấu hiệu thường mắc phải khi trẻ nhiễm loại virut này.
- Bệnh hen suyễn
Trẻ mắc bệnh hen suyễn cực kỳ nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi thời tiết thay đổi và các tác nhân dị ứng. Khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố có hại trên, sẽ thật khó tránh khỏi nguy cơ phế quản phù nề, co thắt và tăng tiết dịch nhầy. Hậu quả là trẻ sẽ cảm thấy khò khè, khó thở, đau tức ngực và xuất hiện các cơn ho. Vì thế, khi trẻ ho, đặc biệt là ho khan về đêm, cha mẹ không nên bỏ qua lý do từ bệnh hen suyễn.
- Chảy dịch mũi sau
Chất nhầy cùng dịch mũi chảy xuống phía sau cổ họng là triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường và dị ứng theo mùa. Lúc này, niêm mạc họng bị kích ứng và cơ thể sẽ kích hoạt phản xạ ho, trẻ sẽ ho để tống dị vật ra khỏi cổ, nếu khó chịu quá, trẻ sẽ ho nhiều gây đau họng và phá vỡ giấc ngủ của bé.
- Bệnh ho gà
Việc trẻ ho khan, không kèm sốt, tiếng thở và hít mạnh của trẻ nghe thàn tiếng “khục khục” giống như tiếng con gà. Bệnh ho gà rất nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong ở trẻ sơ sinh.
- Viêm phổi
Những trẻ mắc bệnh viêm phổi thường bị ho khan kéo dài kèm ho nhiều vào ban đêm. Khi bố mẹ đã xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức, tránh hậu quả về sau.
- Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh traò ngược dạ dày thực quản trẻ em có thể gây ho khan, khó nuốt và giảm khẩu vị, khiến trẻ kém mình mẫn và hay cáu gắt.
III. Hướng dẫn chăm sóc trẻ ho khan về đêm
Nhằm giúp giảm thiểu sự khó chịu do ho khan nhất là về đêm, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà cho trẻ như sau:
Nâng cao sức đề kháng
Tăng cường cho bé bú hoặc uống nhiều nước ấm để làm loãng dịch này, giảm kích ứng tại đường họng. Với những trẻ lớn hơn, bố mẹ chú ý bổ sung thêm thực phẩm và hoa quả giúp tăng cường sức đề kháng như trái cây họ cam, họ quýt, rau bina,…
Vệ sinh mũi miệng hàng ngày
Cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc muối tinh pha loãng hàng ngày để làm sạch họng, sát khuẩn và rửa trôi các tác nhân gây hại tại đường họng.
Trường hợp trẻ chảy nước mũi, hãy rửa mũi thường xuyên cho bé bằng nước muối sinh lý 0,9 %.
Đảm bảo vệ sinh nơi ngủ
Chăn màn, giường chiếu, ga gối, thú bông,… nên được giặt sạch hàng tuần để hạn chế gây ra tình trạng dị ứng và kích mũi, họng ở trẻ.
Kê gối với vị trí thích hợp
Kê gối cho đầu bé cao hơn ngực nhằm hạn chế tình trạng chảy dịch mũi sau, giúp đường thở thông thoáng và bé dễ ngủ hơn
Không cho bé ăn sát giờ đi ngủ
Bé ăn quá no, hoặc ăn sát giờ đi ngủ khiến lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa, dễ dẫn tới chứng ợ hơi, ợ chua, tròa ngược axit và gây ho do họng bị kích ứng. Để ngăn chặn, bố mẹ chỉ nên cho bé ăn vừa đủ và không được quá no trước giờ đi ngủ 2 giờ đồng hồ.
Sử dụng thuốc trị ho, chống dị ứng, loãng đờm
Sử dụng thuốc trị ho, kháng histamin, loãng đờm là những thuốc được sử dụng nhiều khi trẻ bị ho khan về đêm. Tuy nhiên, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi cho bé sử dụng.
Sử dụng biện pháp dân gian
Mật ong, bạc hà, gừng,… là những thảo dược được nhiều mẹ áp dụng để giảm sự khó chịu khi trẻ ho khan về đêm, giúp trẻ ngủ ngon. Tuy nhiên, biện pháp dân gian này, vừa mất thời gian, vừa khó áp dụng và khi ho nhiều không đem lại hiệu quả cao.
Sử dụng siro ho từ thảo dược chuẩn hóa
Trẻ rất dễ bị ho nhất là khi vào mùa, khi thời tiết thay đổi nên việc sử dụng thuốc trị ho chỉ nên áp dụng khi ho nhiêu hoặc mẹo trị ho dân gian không đạt hiệu quả.
Khi trẻ ho khan về đêm, mẹ nên cho bé sử dụng siro ho có nguồn gốc thảo dược chuẩn hóa như Siro ho thảo dược Fitolabs Beho. Sản phẩm chứa thành phần lành tính như Húng chanh, Bách bộ, Gừng, Cỏ xạ hương, Tía Tô, Tỳ bà diệp, Mật ong nên an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, sản phẩm còn được bán tại các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc nên cha mẹ dễ dàng cho bé sử dụng, giúp giảm đau rát họng, giảm ho khan về đêm nhanh chóng.
Trên đây là 3 điều bố mẹ không được bỏ qua khi chăm sóc trẻ ho khan về đêm, nếu bố mẹ còn thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị ho cũng như về sản phẩm, vui lòng liên hệ hotline 0928 138 111 để được chuyên gia hỗ trợ 24/7 nhé!