Nuôi con thông thái
Bé bị hăm tã nổi mụn do đâu? – Cách xử trí dứt điểm
Hăm tã nổi mụn rất hay gặp ở trẻ nhỏ, mặc dù không phải bệnh lý nghiêm trọng nhưng khiến bé khó chịu và có nguy cơ viêm nhiễm nặng trên da. Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về bệnh lý này để chăm sóc bé nhanh khỏi hơn nhé!
1. Những nguyên nhân khiến bé bị hăm tã nổi mụn
Hăm tã nổi mụn là tình trạng da bị kích ứng, mẩn đỏ, nổi mụn gây đau rát. Đây là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh mà lý do gây nên lại đơn giản, cha mẹ có thể để ý thấy, đó là:
- Thời gian bé tiếp xúc với chất thải quá lâu: Bản chất của chất thải là acid, đây là môi trường thuận lợi cho phép vi khuẩn, nấm men phát triển mạnh. Do đó, mông và bẹn của trẻ là vùng da thường dễ bị hăm tã nổi mụn khi tiếp xúc lâu với các chất thải này. Nếu bé bị tiêu chảy sẽ khiến tình trạng hăm da trở nên trầm trọng hơn.
- Bé không được vệ sinh sạch sẽ, thay tã bỉm thường xuyên: Tã bỉm trở thành nguyên nhân gây hăm da nếu không được thay thường xuyên, cha mẹ cần lưu ý. Ngoài da mông và bẹn thì khi không được vệ sinh sạch sẽ, bé bị hăm nổi mụn ở cổ, nếp gấp da tay, chân vì thường có bụi bẩn bám vào, mồ hôi cộng thêm sự cọ xát của da.
- Tã bỉm không thích hợp: Tã bỉm quá chật, không vừa vặn, không thông thoáng, có chứa các chất tạo hương, chất liệu gây dị ứng cho làn da bé cũng là một trong những nguyên nhân gây hăm tã nổi mụn.
- Do da bé nhạy cảm: Da trẻ sơ sinh cực kỳ mỏng manh, chỉ mỏng bằng 1/5 so với da người trưởng thành nên cực kỳ nhạy cảm dù chỉ là sự tã/bỉm cọ xát, chất liệu tã/bỉm hay quần áo không đảm bảo, nước tắm có pH không thích hợp…

Bé bị hăm tã nổi mụn do nhiều nguyên nhân khác nhau
Dù với lý do nào kể trên thì trẻ cũng đều cần được cải thiện sớm triệu chứng, nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu do hăm tã gây ra.
2. Dấu hiệu bé bị hăm tã nổi mụn
Cha mẹ quan sát bé sẽ thấy vùng da bị hăm ửng đỏ, có những nốt mụn li ti màu hồng nhạt. Bé đau rát thường quấy khóc nhiều, đặc biệt là khi đi vệ sinh, tiếp xúc với nước, khi mặc tã bỉm. Trường hợp bé bị hăm tã nổi mụn nặng, vùng da này có thể bị bong tróc, rất dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến khó điều trị.

Bé bị hăm tã nổi mụn thường quấy khóc nhiều, đặc biệt là khi đi vệ sinh
Thông thường, cha mẹ có thể tự chăm sóc và để bé được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu những nốt mụn mẩn đỏ ngày càng lan rộng ra, vùng da bị hăm trầy xước có máu, chảy mủ, bé bị sốt hoặc có kèm triệu chứng bất thường khác thì cha mẹ cần đưa bé đi khám để có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
3. Cách trị hăm tã nổi mụn dứt điểm ở trẻ nhỏ
Bé bị hăm tã nổi mụn rất dễ nhận biết, thế nhưng để chắc chắn về tình trạng bé gặp phải, cha mẹ vẫn nên đưa bé đi khám để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán kết luận bệnh.
Cha mẹ cần tìm hiểu và tham khảo ý kiến thầy thuốc một số loại sản phẩm trị hăm tốt và phù hợp với da của bé nhà mình. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thế giới Khoa học năm 2012 cho thấy rằng các loại kem trị hăm chiết xuất từ thực vật có công dụng chống viêm và kháng khuẩn giúp chống hăm rất tốt.
Cha mẹ có thể tham khảo dùng sản phẩm chiết xuất rau má, nghệ, nano bạc như Fitolabs Kembi cho bé. Những loại kem từ thảo dược như Fitolabs Kembi thường an toàn, lành tính, dịu da, thích hợp với làn da mỏng manh của trẻ nhỏ. Một số loại thuốc bôi chứa kháng sinh hoặc kháng nấm có thể được bác sĩ kê đơn nếu trẻ gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm trên da.

Kem bôi da thiết yếu từ thảo dược Fitolabs Kembi trị hăm tã nổi mụn hiệu quả sau 2-3 ngày
Bên cạnh sử dụng thuốc chữa hăm, việc giữ vệ sinh cũng rất quan trọng, góp phần đẩy nhanh hiệu quả trị hăm da. Những điểm cần chú ý đó là:
- Cần phải đảm bảo vùng da bệnh sạch sẽ, khô ráo mỗi khi thay tã bỉm và trước khi thoa kem hăm.
- Thay tã bỉm thường xuyên mỗi 3-4 giờ/ lần, nếu có thể thì tốt nhất là không mặc bỉm cho bé.
- Không nên cho bé sử dụng nhiều xà phòng, khăn lau có cồn hay chất tạo mùi vì chúng dễ làm tình trạng viêm da diễn biến nặng.
- Ngoài ra, cha mẹ cũng nên loại trừ khả năng trẻ bị hăm da nổi mụn do chất liệu, kích cỡ tã bỉm không phù hợp. Hãy đảm bảo tã bỉm vừa vặn, mềm mại, thoáng khí cho bé để tránh sự bí bách, nóng nực và cọ xát với da khi mặc.

Mẹ cần thoa kem chống hăm để tránh bé bị hăm tã nổi mụn
Những thói quen tốt là tiền đề giúp phòng tránh và giảm thiểu tiến triển bệnh hăm tã nổi mụn ở trẻ. Mong rằng với những thông tin trên, các bậc phụ huynh có thêm sự tự tin để chăm sóc bé nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu khi hăm da ghé đến!
Nếu cần tư vấn thêm về chăm sóc da cho bé cũng như về sản phẩm, bố mẹ liên hệ hotline 0928 138 111 để được chuyên gia hỗ trợ 24/7 nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/diaper-rash