Nuôi con thông thái

Bé bị ho đờm báo hiệu bệnh gì?

Tác giả: Dược sĩ Thương Mến Ngày cập nhật: 18/11/21

Thời tiết thay đổi là lúc trẻ nhỏ rất dễ bị ho. Ho là biểu hiện bình thường của cơ thể trước tác nhân gây kích ứng đường hô hấp. Tuy nhiên, bé bị ho đờm có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về ho đờm cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả cho trẻ. 

1. Như thế nào là bé bị ho đờm?

Ho là phản xạ có lợi của cơ thể đối với những kích thích ở hệ hô hấp, giúp làm thông đường thở nhưng lại gây ra nhiều khó chịu cho bé. Bé bị ho có đờm khi đường hô hấp xuất hiện sự cản trở của các chất dịch tiết như ở phế quản, phế nang, họng,… Dịch có thể là không màu hoặc có màu bã đậu, vàng, xanh lá cây; dịch đặc hoặc nhớt.

Khi đờm tích tụ trong cổ họng sẽ gây khó chịu cho bé, khiến bé mệt mỏi, biếng ăn và nôn trớ. 

Đa số các trường hợp ho cảm bình thường sẽ tự hết trong khoảng 1 tuần, nhưng nếu bé ho đờm nhiều và dai dẳng lâu ngày không khỏi thì đây là triệu chứng báo hiệu một số bệnh lý mà cha mẹ cần hết sức lưu tâm.

2. Những bệnh lý khiến bé bị ho đờm 

2.1 Cảm lạnh thông thường

Bé bị cảm lạnh, cơ thể sẽ tạo ra chất nhầy như một phản ứng tự nhiên để bảo vệ đường thở của mình.Chính điều này đã gây kích ứng cổ họng từ đó hình thành cơn ho để tống đờm ra ngoài, làm đường thở được thông thoáng. 

2.2 Viêm họng cấp

Bé bị viêm họng cấp thường ho có đờm, sưng amidan, đau vùng cổ họng khi nuốt, cơ thể sốt cao và có thể chảy nước mũi. Các triệu chứng biểu hiện mức độ nặng nhẹ tuỳ cơ địa từng bé, nhưng với trẻ nhỏ sốt cao dễ bị mất nước và rối loạn điện giải, viêm họng cấp có thể đi kèm với viêm mũi, viêm tai giữa sẽ khiến bé rất khó chịu, hay quấy khóc và bỏ bú.

2.3 Viêm xoang

Dịch trong xoang mũi nếu không được loại bỏ có thể gây chảy nước mũi sau, là tác nhân kích thích cổ họng tạo ra phản xạ ho có đờm ở trẻ.

2.4 Viêm phế quản

Trẻ sốt nhẹ, ngạt mũi, ho khan, hắt hơi nhiều, chảy nước mũi là những biểu hiện 1-2 ngày đầu và chuyển sang ho khò khè có đờm vào những ngày kế tiếp.

2.5 Viêm phổi

 Bé bị ho đờm là một triệu chứng điển hình của viêm phổi, kèm theo đó là triệu chứng sốt cao.

2.6 Bệnh lao

Ho ra đờm là dấu hiệu điển hình của bệnh lao. Trẻ có thể ho ra đờm vàng, xanh lá cây hoặc máu.

Ngoài ra, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật hay thời tiết thay đổi cũng là một trong những tác nhân gây ho. hắt hơi và chảy nước mũi ở trẻ nhỏ. Lúc này, cơ thể sẽ sản xuất ra chất nhầy để bảo vệ đường thở, từ đó các cơn ho được hình thành.

Thêm vào đó, trẻ hít phải nicotin trong khói thuốc lá chủ động hoặc thụ động đều dẫn đến viêm đường hô hấp.  Một số biểu hiện cha mẹ dễ nhận thấy như ho có đờm, khó thở. Nếu thường xuyên hít phải thuốc lá, nguy cơ cao trẻ sẽ bị hen suyễn và mắc bệnh lý đường hô hấp mãn tính 

Với một số phụ huynh sẽ gặp khó khăn trong việc nhận biết các triệu chứng khi bé bị ho có đờm. Tuy nhiên, cha mẹ cần biết và nắm được những dấu hiệu cơ bản của bệnh ở trẻ để có thể đưa ra cách xử trí kịp thời. Một khi bé bị ho dai dẳng nhiều ngày không khỏi, ho kèm biểu hiện co thắt, cơ thể tím tái, ho có sốt và nôn trớ, bỏ ăn, ho nhiều đờm và có tiếng rít, thở rút lõm lồng ngực, cha mẹ phải đưa bé đến cơ sở khám chữa bệnh sớm vì lúc này bé cần sự hỗ trợ điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

3. Nhận biết bệnh qua màu sắc của đờm ở trẻ

3.1 Ho có đờm trong 

Thông thường, bé bị cảm lạnh do nhiễm virus đều ảnh hưởng tới đường hô hấp, với biểu hiện như sổ mũi, hắt hơi, ho có đờm, ho khan. Các nguyên nhân khác gây ho có đờm có thể là:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Viêm phế quản mãn tính
  • Hút thuốc

Chất nhầy trong là phản ứng bảo vệ ban đầu của cơ thể để rửa sạch vi rút xâm nhập. Trường hợp bé ho ra đờm trong, không có máu thì không cần sử dụng kháng sinh, bé sẽ tự khỏi sau vào ngày tùy vào sức đề kháng của mỗi bé.

3.2 Ho ra đờm màu xanh

Bé ho đờm màu xanh chứng tỏ cơ thể đã nhiễm vi khuẩn trong phổi hoặc phế quản, điển hình là bệnh  lao. Nguyên nhân khác có thể do chảy dịch mũi sau do nhiễm trùng xoang. 

Cho bé uống nhiều nước tinh khiết và trà thảo mộc và tắm nước nóng có thể là những phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả mà cha mẹ nên áo dụng

3.3 Ho ra đờm vàng

Nhiễm trùng, dị ứng hoặc hen suyễn có thể dẫn đến viêm đường hô hấp và dẫn đến sự tích tụ của các tế bào viêm hoặc bạch cầu trong chất nhầy. Điều này có thể khiến đờm chuyển sang màu vàng. Đờm đặc màu vàng là dấu hiệu chắc chắn của bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút. Những người bị viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính hoặc viêm phổi do vi khuẩn thường ho ra chất nhầy màu vàng đặc.

3.5 Ho ra đờm có máu

Máu trong chất nhầy xuất hiện dưới dạng các đốm màu đỏ hoặc nâu. Đờm có máu có thể do hút thuốc quá nhiều hoặc do ô nhiễm không khí cao. Đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh nhiễm trùng phổi nặng. Nếu có máu trong đờm, cha mẹ cần đưa bé đi viện khám chuyên khoa để có được điều trị kịp thời.

4. Giải pháp cho bé bị ho đờm

Bên cạnh các dấu hiệu nặng nhắc cha mẹ rằng bé bị ho đờm cần đến sự can thiệp của bác sĩ điều trị bệnh, ngay từ khi bé bị ho, cha mẹ có thể thực hiện một số lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc bé mau khỏi bệnh hơn:

  • Sử dụng thuốc cho bé: Trường hợp bé ho nhiều gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, dinh dưỡng, học tập thì cha mẹ có thể cân nhắc cho bé uống thuốc không kê đơn. Cách dùng cần tuân theo hướng dẫn của dược sĩ. Không lạm dụng kháng sinh nếu như chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Cho bé uống nước ấm: Nước ấm sẽ làm dịu họng cho bé, giãn nở đường thở giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Thêm vào đó, bé được bổ sung đầy đủ nước, tránh tình trạng mất nước.
  • Cho bé ăn thường xuyên hơn: Nhiều bé bị ho đờm gây nôn trớ thì mẹ có thể chia nhỏ nhiều cữ bú hay nhiều bữa ăn hơn cho bé với lượng nhỏ vừa đủ.
  • Đảm bảo môi trường sống trong lành: Đôi khi môi trường sống lại chính là nguyên nhân khiến bé bị ho lâu khỏi. Do đó, cha mẹ cần tạo cho bé một môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, không có khói thuốc lá, có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.
  • Sử dụng thảo dược từ thiên nhiên trị ho đờm như lá húng chanh, gừng, tía tô…. là biện pháp dân gian được nhiều cha mẹ áp dụng tại nhà. 
  • Dùng thảo dược an toàn: Sản phẩm từ dược liệu như Fitolabs Beho là lựa chọn tốt cho các bé bị ho có đờm, ho kèm cảm cúm, ho dài ngày vì hỗ trợ giảm ho long đờm, lại kích thích hệ miễn dịch khoẻ mạnh, giảm tình trạng bé phải dùng đến kháng sinh. Fitolabs Beho dùng được cho bé 6 tháng tuổi trở lên, an toàn, hiệu quả  và tiết kiệm thời gian đun nấu hơn so với biện pháp dân gian nên cha mẹ có thể tham khảo sử dụng.
be-bi-ho-dom-bao-hieu-benh-gi-2

Tùy tình trạng bé bị ho đờm, qua bài viết này, giờ đây cha mẹ đã biết cách xử trí khi nắm được dấu hiệu cơ bản cảnh báo bé mắc bệnh gì để có cách chăm sóc bé phù hợp. Cần tư vấn về tình trạng sức khỏe của bé cũng như sản phẩm Siro ho thảo dược Fitolabs Beho, cha mẹ liên hệ ngay hotline 0928 138 111 (trong giờ hành chính) hoặc 0964 983 963 (ngoài giờ hành chính). Chúc các bé luôn khoẻ mạnh và cha mẹ chăm bé nhàn tênh!

Dược sĩ Thương Mến

Tốt nghiệp đại học Y Dược Thái Nguyên, đã có 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Nhi Khoa
Hiện nay dược sĩ Thương Mến đang phụ trách chuyên môn và là chuyên gia tư vấn tại nhãn hàng Fitolabs Baby

Tư vấn trực tiếp từ chuyên gia

    Chỉ cần một phút chia sẻ!
    Bé khỏe mạnh, Mẹ nuôi bé nhẹ tênh

    Đăng ký nhận tư vấn
    TOP