Nuôi con thông thái
Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì cho mau khỏi?
Bé bị ho sổ mũi là tình trạng thường gặp khi thời tiết thay đổi với gia đình có trẻ nhỏ. Tuy không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng cảm lạnh gây ra ít nhiều sự khó chịu cho bé, việc cha mẹ tìm hiểu các loại thuốc điều trị sẽ có lợi rất nhiều trong việc chăm sóc bé ngay thời điểm hiện tại và về sau.
1. Các triệu chứng khi bé bị ho sổ mũi
Khi bé bị cảm lạnh, bé sẽ bắt đầu cảm thấy không được khoẻ, các biểu hiện đầu tiên là sổ mũi, ho hoặc đau họng. Triệu chứng có thể trở nên nặng hơn, lúc này bé có nhiều dịch nhầy trong mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, nhức đầu mệt mỏi, ho, đau họng, đôi khi bé có kèm sốt. Đối với những trẻ nhỏ chưa thể nói, cha mẹ có thể nhận thấy sự khó chịu khiến bé trở nên cáu gắt, biếng ăn hơn bình thường.
Sốt là dấu hiệu điển hình bé bị ho sổ mũi
Bé bị ho sổ mũi hay cảm lạnh thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Trẻ sơ sinh có thể mắc cảm lạnh từ 8 đến 10 lần mỗi năm cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Trong khi đó trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bị cảm lạnh khoảng 9 đến 12 lần một năm. Mùa đông khi thời tiết lạnh là thời gian trẻ bị ốm nhiều nhất.
Các triệu chứng bệnh sẽ biến mất sau khoảng một tuần mà không cần điều trị. Thế nhưng, để giảm triệu chứng giúp bé trải qua giai đoạn này nhẹ nhàng hơn, nhất là khi cảm lạnh với triệu chứng nặng thì cha mẹ cần tới việc dùng thuốc là cách chữa ho và sổ mũi cho bé nhanh chóng.
2. Có thể chữa bé bị ho sổ mũi bằng loại thuốc nào?
Để có thể đảm bảo việc dùng thuốc an toàn và hiệu quả cho bé, điều tiên quyết là cha mẹ phải thực hiện đúng hướng dẫn của dược sĩ về liều lượng và cách dùng. Không được tự ý tăng liều lượng hay đổi thuốc để tránh tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.
Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì? Câu trả lời ngay dưới đây, một số loại thuốc trị cảm lạnh thuộc nhóm thuốc không kê đơn cha mẹ cần quan tâm đó là:
2.1 Thuốc giảm ho
Thuốc giảm ho cho trẻ được sử dụng nhiều là Dextromethorphan. Nếu bé ho bình thường thì việc dùng thuốc giảm ho là không cần thiết. Bởi vì ho là phản xạ có lợi giúp tống đờm ra khỏi cơ thể. Trường hợp bé ho dai dẳng gây mệt mỏi, kém ăn, khó ngủ cha mẹ mới nên cân nhắc dùng loại thuốc này cho bé. Tuy nhiên, dùng liều cao Dextromethorphan sẽ gây hiện tượng ảo giác và kích thích, cha mẹ cần hết sức lưu ý điều này.
2.2 Thuốc long đờm
Guaifenesin là thuốc long đờm thường được sử dụng khi trẻ ho có đờm. Đờm trong đường hô hấp sẽ được làm loãng và ra khỏi cơ thể bé nhờ phản xạ ho.
2.3 Thuốc kháng histamin
Loại thuốc này có tác dụng giảm ho sổ mũi, giảm kích ứng hiệu quả, nhưng không được khuyến cáo sử dụng dài ngày và trường hợp trẻ ho có đờm, hen suyễn, viêm nhiễm đường hô hấp dưới.
Dùng thuốc kháng histamin giúp giảm kích ứng khi bé bị ho sổ mũi
Ngoài ra, các thuốc kháng histamin thế hệ 1 như Clopheniramin, Alimemazin có thể khiến trẻ buồn ngủ, cha mẹ không nên lạm dụng điều này để trẻ ngủ ngoan và bớt quấy khóc vì sẽ gây hại cho trẻ.
2.4 Thuốc hạ sốt, giảm đau
Paracetamol (Acetaminophen) là thành phần có trong mọi loại thuốc kết hợp trị cảm lạnh, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên khi dùng quá liều paracetamol có thể khiến gan bị ngộ độc, làm suy giảm chức năng gan, có thể nguy hiểm tới cơ thể. Chính vì thế, cha mẹ phải tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc cho bé.
2.5 Thuốc chống sung huyết
Xylometazolin gây co mạch làm giảm dịch tiết đường hô hấp, cải thiện triệu chứng ngạt mũi, giúp bé dễ thở với khuyến cáo không được dùng quá 7 ngày. Khi dùng thuốc này cho bé, cha mẹ cần thận trọng bởi quá liều thuốc sẽ gây co mạch toàn thân, chóng mặt, vã mồ hôi, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp,…Thuốc chống chỉ định với người bị hen, viêm mũi khô, tăng nhãn áp.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo rằng không nên cho trẻ dưới 4 tuổi dùng thuốc trị ho sổ mũi không kê đơn kể trên. Bởi ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể đối với tác nhân có hại.
Ngoài ra, trong trường hợp trẻ ho, sổ mũi do nhiễm khuẩn cần kháng sinh để điều trị. Cha mẹ không được tự ý cho bé uống kháng sinh nếu chưa biết thực sự nguyên nhân gây ra bệnh. Đối với những kháng sinh có thể gây độc tính thì bác sĩ sẽ điều chỉnh đơn tùy theo độ tuổi của trẻ. Trẻ em sẽ không được dùng một số loại kháng sinh như: Cloramphenicol, Tetracyclin, Quinolon, Fluoroquinolon…. do tác dụng gây hại trên xương và răng.
Siro ho thảo dược Fitolabs Beho giúp giảm nhanh sự khó chịu khi bé bị ho sổ mũi
Trên thị trường hiện nay, ngoài các loại thuốc đã liệt kê thì Fitolabs Beho là một sản phẩm an toàn và hiệu quả cho bé bị ho sổ mũi. Fitolabs Beho được chiết xuất từ các thảo dược chuẩn hóa như cỏ xạ hương, tía tô, gừng, húng chanh, mật ong,… có tác dụng với bé bị cảm lạnh, sổ mũi, ho khan và cả ho có đờm, dạng siro dễ uống rất tiện dùng. Cha mẹ có thể tham khảo sử dụng cho bé ngay từ khi mới chớm ho cảm.
3. Biện pháp phòng ngừa ho sổ mũi cho trẻ
Ho, sổ mũi là bệnh trẻ dễ mắc phải, nhất là vào thời điểm giao mùa. Trẻ có thể bị ho, sổ mũi 2-3 ngày, 1 tuần hoặc có thể kéo dài hàng tháng tái đi tái lại nhiều lần. Điều này làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bé và gia đình. Vì vậy, cha mẹ phòng tránh ho sổ mũi cho trẻ từ đầu là việc làm hết sức thiết thực. Cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
3.1 Nâng cao sức đề kháng giúp phòng tránh bé bị ho sổ mũi
Trường hợp trẻ bú sữa mẹ, cần đảm bảo trẻ được bú thật nhiều bởi sữa mẹ chứa nguồn kháng thể dồi dào, giúp phòng tránh được nhiều bệnh tật. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo, nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài tới 24 tháng tuổi.
Với những trẻ lớn hơn, cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi nhưng vẫn đảm bảo được đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất. Tăng cường chế biến thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, gan động vật, tôm, cua,…
Vitamin C, E trong các loại, rau, củ, quả như cam, quýt, …. là những chất rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp nâng cao sức đề kháng từ đó phòng ngừa bệnh ốm vặt ở trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước do sổ mũi.
3.2 Thường xuyên vệ sinh mũi họng là biện pháp đơn giản phòng tránh bé bị ho sổ mũi
Trường hợp trẻ bị sổ mũi, cha mẹ nên tăng số lần lên 3 – 4 lần/ngày, tùy vào mức độ của dịch mũi. Sau đó, nên thường xuyên rửa mũi cho trẻ 1 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý. Việc vệ sinh mũi hàng ngày, giúp làm sạch vi khuẩn và bụi bẩn trong mũi từ đó ngăn chặn mầm bệnh tấn công.
3.3 Giữ vệ sinh môi trường sống là việc làm cần thiết trong nguyên tắc giúp giảm thiểu ho sổ mũi cho bé
Phòng ngủ không được vệ sinh sạch sẽ, khói bụi, khói thuốc lá… là những yếu tố bất lợi gây viêm đường hô hấp ở trẻ em. Chính vì vậy, cha mẹ cần đảm bảo được môi trường sống trong lành sẽ giúp bé khỏe mạnh, hạn chế tình trạng ốm vặt.
3.4 Giúp con giữ ấm là điều cần thiết để bảo vệ bé khỏi bị ho sổ mũi
Giữ ấm cơ thể cho trẻ trong những ngày lạnh, đặc biệt là vùng đầu, cổ, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân,…là việc làm đơn giản giúp phòng tránh ho cảm ở trẻ nhỏ rất tốt.
Giữ ấm là điều cần thiết để bảo vệ bé khỏi bị ho sổ mũi
Cha mẹ cần nhớ rằng, bé bị ho sổ mũi sẽ thuyên giảm trong vòng 7 đến 10 ngày. Điều quan trọng là phải theo dõi các triệu chứng bệnh của bé phòng trường hợp bé ho cảm là dấu hiệu của một bệnh lý khác. Việc dùng thuốc sẽ giúp bé mau khỏi bệnh nhưng cần tuân theo chỉ dẫn của người có chuyên môn, cha mẹ nên đưa bé đi khám chuyên khoa trước khi điều trị bằng thuốc cho trẻ. Điều cuối cùng, cha mẹ hãy đảm bảo môi trường sống tốt nhất, tránh tác nhân gây bệnh đường hô hấp như khói bụi, thuốc lá để bảo vệ sức khoẻ không chỉ cho bé mà cho cả gia đình mình!
Tham vấn Y khoa: Đội ngũ Bác sĩ, Dược sĩ Fitolabs