Lần đầu làm mẹ
Bệnh răng miệng ở trẻ em – ai làm cha mẹ cũng đều phải biết
Bệnh răng miệng ở trẻ em hay gặp như nấm miệng, viêm lợi, viêm quanh chân răng, sâu răng, sún răng… nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ. Vì vậy, bố mẹ không nên bỏ qua thông tin về bệnh răng miệng ở trẻ dưới đây kẻo hối hận khi bé không may mắc phải nhé.
Bệnh răng miệng ở trẻ em – ai làm cha mẹ cũng đều phải biết
I. Những bệnh răng miệng ở trẻ em thường gặp phải
1. Bệnh nấm miệng
Nấm miệng xảy ra khi Candida albicans phát triển quá mức trong miệng của bé. Trẻ sơ sinh và trẻ biết mới biết đi là đối tượng dễ mắc phải khi hệ thống miễn dịch bị tổn hại hoặc cơ thể mất cân bằng hệ vi sinh
Bệnh gây ra các vết sưng màu trắng hoặc hơi vàng hình thành trên má bên trong và lưỡi. Những vết sưng này thường biến mất sau khi điều trị nhưng nếu điều trị không kịp thời có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, gây chảy máu khi bong tróc và khiến bé đau đớn.
2. Bệnh viêm nướu hay viêm lợi
Trẻ có thể bị viêm lợi do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, do mọc răng khôn, do chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc do dùng thuốc. Bé thường có cảm giác ngứa lợi, lợi sưng đỏ, dễ chảy máu khi chạm vào.
Với những trẻ mọc răng cũng rất hay viêm lợi, lợi đỏ, ngứa, chảy dãi nhiều. Trẻ sẽ hay cáu bẳn, bồn chồn, mệt mỏi, mất ngủ, biếng ăn…có thể sốt khoảng 38 độ C, có hạch dưới hàm.
3. Bệnh viêm quanh răng
Trẻ bị viêm quanh răng với biểu hiện điển hình là hôi miệng, sưng, đỏ lợi, chảy máu lợi, cảm giác đau khi nhai, răng lung lay… Khi viêm lợi không được điều trị triệt để, lợi sẽ dần dần tụt khỏi răng, tạo nên những túi lợi sâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tiến triển thành bệnh viêm quanh răng. Không những thế, bệnh còn làm cho xương và dây chằng bao bọc quanh răng cũng bị tiêu huỷ dần, khiến cho răng không có chỗ dựa, trở nên lung lay và cuối cùng sẽ rụng.
Những bệnh răng miệng ở trẻ em thường gặp phải
4. Bệnh chảy máu chân răng
Bé khi nói hay thở, miệng có mùi hôi, chân răng sưng, răng dễ lung lay, động vào răng không đau nhưng đau vùng lợi xung quanh. Thường gặp khi bé chăm sóc vệ sinh răng không tốt dẫn đến viêm lợi, đánh răng không đúng cách làm tổn thương lợi…
5. Bệnh sâu răng
Theo thống kê của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương thì có tới 85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng, Các cuộc khảo sát do bệnh viện thực hiện cho thấy một tỷ lệ đáng báo động về các vấn đề răng miệng ở trẻ: 85% trẻ em từ 6 đến 8 tuổi bị sâu răng sữa, trong khi 54,6% ở nhóm 9-11 tuổi bị sâu răng vĩnh viễn.
Nguyên nhân là do vi khuẩn, thói quen ăn đồ ngọt và làm sạch không kĩ răng miệng.Thông thường khó nhận biết vì khi các lỗ sâu răng xuất hiện thì bệnh đã tiến triển được một thời gian dài, khi thấy đau là sâu răng đã bước sang giai đoạn nặng.
Nếu răng sâu không được hàn, răng tiếp tục bị phá hủy, lỗ sâu lớn dần và vào đến tủy, lúc ấy bé có thể đau nhức dữ dội thành cơn, tự nhiên không ăn cũng đau. Khi sâu răng đến tủy không được điều trị kịp thời có thể có nhiều biến chứng khác như viêm quanh cuống răng, áp xe hay nặng có thể hình thành trong xương gây viêm mô tế bào, viêm xương, viêm hạch….
6. Sún răng
Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do chăm sóc răng miệng chưa đúng cách, thiếu hụt men răng hoặc do lạm dụng đồ ăn chứa nhiều đường. Cha mẹ có thể nhận thấy răng của bé bị mủn hoặc tiêu dần đi, có màu đen hoặc nâu và thường không gây đau.
II. Nguyên nhân gây nên các bệnh răng miệng ở trẻ
1. Do các mảng bám tích tụ lâu ngày
Trẻ nhỏ chưa thể tự vệ sinh cá nhân hoặc đánh răng không đúng cách làm cho các mảng bám thức ăn thừa không được làm sạch và tích tụ lại. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh răng miệng cho bé.
2. Do trẻ đang trong giai đoạn mọc răng
Bước vào giai đoạn mọc răng, vùng nướu của bé thường trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương hơn bình thường. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh viêm nhiễm ở vùng răng, nướu của trẻ.
3. Do chế độ ăn chưa hợp lý
Khi bé ăn những thực phẩm chứa quá nhiều đường hay đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, cũng có thể làm tổn thương niêm mạc miệng của bé. Lúc này, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và phát triển thành các mầm bệnh.
Các nguyên nhân gây bệnh răng miệng trẻ em
4. Do sang chấn
Vùng lợi của bé thường bị tổn thương do các thói quen xấu như: cắn móng tay, ăn đồ ăn cứng,…Chính vì vậy, cha mẹ cần điều chỉnh đồ ăn và rèn thói quen lành mạnh cho bé từ sớm.
5. Thiếu hụt vi chất thiết yếu
Ngoài ra, khi cơ thể thiếu các yếu tố vi lượng cũng gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng: thiếu vitamin C gây chảy máu lợi do thành mạch yếu, thiếu vitamin D gây rối loạn chuyển hóa xương làm răng mọc chậm, thiếu canxi, flour làm răng yếu dễ bị sâu.
III. Những ảnh hưởng khi trẻ mắc bệnh răng miệng
Khi mắc bệnh răng miệng, miệng trẻ thường bị hôi, ăn uống kém do đó trẻ dễ bị biếng ăn, nặng hơn có thể mất ngủ, gầy sút nhanh nếu kéo dài có khả năng dẫn đến suy dinh dưỡng. Nếu mất răng sẽ phát âm không chuẩn, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập trong lứa tuổi học sinh.
Các bệnh nhiễm khuẩn ở răng miệng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nhiễm khuẩn ở các bộ phận gần như: viêm họng, viêm mũi, viêm xoang hay gây viêm các cơ quan xa hơn như: tim, thận, khớp.
Trẻ mắc bệnh răng miệng thường ăn uống kém, khó chịu và quấy khóc
IV. Biện pháp điều trị các bệnh răng miệng ở trẻ em
Khi nghi ngờ hoặc phát hiện bệnh răng miệng ở trẻ em, bố mẹ nên đưa bé đến ngay các nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả.
V. Cách phòng ngừa bệnh răng miệng ở trẻ em
1. Chải răng đúng cách
Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ đánh răng lấy sạch mảng bám ở răng, xoa nắn lợi nhẹ nhàng và làm sạch khe lợi. Bố mẹ nên chọn bàn chải vừa miệng bé giúp đưa bàn chải vào miệng dễ dàng, lông bàn chải không mềm quá hoặc cứng quá. Hướng dẫn cho bé chải răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và chải đủ ba mặt răng: mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, chải răng xoay tròn với răng cửa, chếch 45 độ đối với răng hàm trong 3 phút.
2. Hạn chế dùng đường
Trẻ em không nên ăn bánh kẹo trước lúc đi ngủ hay trước bữa ăn, không ăn vặt mà nên ăn thành bữa, ăn xong phải súc miệng, đánh răng ngay để làm sạch mảng bám, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh răng miệng.
3. Thức ăn đảm bảo
Bố mẹ không nên cho trẻ ăn thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng để tránh làm tổn thương đến vùng niêm mạc miệng của trẻ. Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả, những thực phẩm, món ăn dễ tiêu hóa. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn.
4. Làm cho men răng trở nên chắc hơn bằng sử dụng flour
Trẻ từ 6 – 15 tuổi có thể súc miệng với dung dịch muối và đánh răng bằng thuốc đánh răng có flour.
5. Khám định kỳ
Trẻ cần được khám răng 6 tháng 1 lần để giúp phát hiện những răng chớm bị sâu để được điều trị sớm, tránh biến chứng.
6. Chủ động vệ sinh cho trẻ
Đối với những bé chưa mọc răng hay đang trong giai đoạn mọc răng, cha mẹ hãy dùng gạc rơ miệng chuyên dụng có tẩm NaCl, NaHCO3, chiết xuất lá Hẹ, dịch chiết Tía tô cho bé.
Sử dụng gạc răng miệng thảo dược chuyên dụng giúp phòng ngừa bệnh răng miệng hiệu quả
Ngoài ra, cần tránh cho trẻ những thói quen gây nguy hại cho răng, xương ổ răng cũng như phần mô mềm như mút ngón tay, đẩy lưỡi, cắn môi, má hay ăn móng tay, nghiến răng, thở bằng miệng.
VII. Gạc răng miệng thảo dược Fitolabs Otee – Giải pháp chăm sóc răng miệng toàn diện cho trẻ trong 3 năm đầu đời
Nhằm giúp phòng ngừa bệnh răng miệng ở trẻ em, Gạc răng miệng thảo dược Fitolabs Otee luôn đồng hành cùng mẹ trên chặng đường chăm sóc bé yêu từ những ngày bé mới lọt lòng. Đây là giải pháp chăm sóc răng miệng toàn diện cho trẻ trong 3 năm đầu đời.
1. Điểm nổi bật của sản phẩm
– Dung dịch tẩm gạc chứa thành phần tự nhiên như: Dịch chiết tía tô và chiết xuất lá hẹ giúp kháng khuẩn hiệu quả, an toàn và không gây tác dụng phụ.
Dung dịch tẩm gạc răng miệng thảo dược Fitolabs Otee chứa thành phần tự nhiên
– Chất liệu gạc mềm mại, được tiệt trùng bởi khí Ethylen Oxyde, nhẹ nhàng làm sạch niêm mạc miệng của bé mà không khiến bé bị đau rát hay trầy xước niêm mạc miệng
– Gạc sử dụng một lần và được đóng riêng biệt thành các gói đảm bảo vệ sinh
– Vị ngọt, hương cam bé rất dễ dàng hợp tác.
2. Sản phẩm có tác dụng ưu việt
– Vệ sinh hàng ngày làm sạch lưỡi, nướu, răng, miệng cho trẻ từ sơ sinh trở lên giúp loại trừ các mảng bám trong khoang miệng, hỗ trợ phòng ngừa các vấn đề về răng miệng (nấm miệng, tưa lưỡi, viêm nướu…).
Gạc răng miệng thảo dược Fitolabs Otee
– Ngoài ra, gạc đặc biệt tốt trong trường hợp giảm sốt cho bé trong giai đoạn mọc răng, mát xa lợi giảm cảm giác khó chịu. Hạn chế nấm lưỡi ở trẻ nhỏ hay dùng khí dung corticoid gây ức chế miễn dịch.
3. Thành phần thảo dược thiên nhiên, an toàn và lành tính, bao gồm
– Lá hẹ chứa các hợp chất Sunfua, saponin, allicin, hoạt chất odorin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, diệt khuẩn tốt. Lá hẹ được xem là kháng sinh tự nhiên giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm miệng, giảm tưa lưỡi, viêm nhiễm trong khoang miệng.
Thành phần Gạc răng miệng thảo dược Fitolabs Otee
– Phân tích sinh học thành phần cây tía tô cho thấy các tác dụng kháng khuẩn, kháng dị ứng, chống ung thư, kháng virus, chống oxy hóa và tác dụng điều trị hen, chống trầm cảm. Dịch chiết lá tía tô có tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng, điều hòa miễn dịch.
– Xylitol có tác dụng kháng khuẩn kết hợp cùng NaHCO3 giúp loại bỏ mảng bám trong răng miệng, cho bé cảm giác sạch sẽ, phòng ngừa sâu răng, sún răng.
4. Đối tượng sử dụng
– Từ trẻ sơ sinh trở lên
– Vệ sinh hàng ngày cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
– Trẻ ăn sữa ngoài, trẻ đang ăn dặm, trẻ có nguy cơ bị nhiễm nấm cao do thường xuyên phải dùng khí dung hoặc thuốc giảm viêm chứa Corticoid gây ức chế miễn dịch.
– Trẻ đang trong thời kỳ chuẩn bị mọc răng và đã mọc răng.
– Trẻ đã có răng nhưng chưa biết vệ sinh miệng và đánh răng hàng ngày.
– Người lớn ốm không có khả năng vệ sinh răng miệng.
5. Hướng dẫn sử dụng
– Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi sử dụng.
– Cho nhẹ ngón tay vào gạc.
– Lau nhẹ nhàng trong khoang miệng (lưỡi, nướu, răng).
– Vệ sinh răng miệng cho bé 1-2 lần/ngày.
– Trường hợp bé mắc các bệnh về răng miệng nên dùng 3 lần/ ngày.
6. Lưu ý
– Sản phẩm chỉ sử dụng một lần
– Để xa tầm tay trẻ em
– Không cho gạc vào nhà vệ sinh sau khi sử dụng.
Trên đây là những bệnh răng miệng ở trẻ em thường gặp và biện pháp toàn diện chăm sóc răng miệng bé yêu từ thảo dược. Hi vọng bố mẹ đã nắm rõ được kiến thức bổ ích này.
Nếu bố mẹ nào có thắc mắc về tình trạng sức khỏe của bé cũng như về sản phẩm, liên hệ tới hotline 0928 138 111 để được chuyên gia hỗ trợ 24/7 nhé!