Nuôi con thông thái
Cảnh báo 5 mức độ hăm ở trẻ và cách xử trí hiệu quả
Hăm ở trẻ không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng gây ngứa ngáy, đau rát khiến bé khó chịu, cáu gắt thậm chí là bỏ bú, khó ngủ. Vì vậy, nhận biết sớm dấu hiệu hăm ở trẻ cũng như nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả là điều cha mẹ cần ưu tiên hàng đầu.
1. Nguyên nhân gây hăm ở trẻ
Theo kết quả khảo sát của nhiều báo cáo cho thấy, có tới 50% trẻ bị hăm ít nhất 1 lần trong khoảng 24 tháng đầu đời sau sinh.
Nguyên nhân là do làn da của trẻ còn non nớt, hàng rào bảo vệ tự nhiên khó đối phó được những tác nhân như vi khuẩn, nấm, độ ẩm cao, sự ma sát và cả thời tiết quá nóng.
2. 5 mức độ hăm ở trẻ
Hăm ở trẻ mức độ 1 (nhẹ)
Bố mẹ khó nhận biết, tại vị đóng bỉm/tã sẽ có màu ửng hồng với diện tích nhỏ. Mặc dù, da bé ửng đỏ nhưng lại vẫn khô ráo.
Hăm ở trẻ mức độ 2
Những vết ửng đỏ và có thể kèm mụn li ti với diện tích nhỏ xuất hiện nhiều hơn và nằm rải rác. Da bé có thể khô hoặc ẩm. Bé bắt đầu có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc.
Hăm ở trẻ mức độ 3 (trung bình)
Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tăng lên, vùng da bị tổn thương ở vùng mặc tã của trẻ cũng mở rộng hơn, nhìn rõ ràng hơn so với vùng da khỏ mạnh bình thường.
Hăm ở trẻ mức độ 4
Các vết hăm trên da bé xuất hiện với mật độ dầy và tăng lên rõ rệt. Cacs vết hăm đỏ dữ dội có thể kèm mụn mủ hoặc không. Da bé nổi sần lên, có thể hơi sưng tấy, sờ vào khiến bé cực kỳ khó chịu và quấy khóc.
Hăm ở trẻ mức độ 5 (nặng)
Vùng da quấn tã/bỉm có màu đỏ nặng, bị sưng và phù nề kèm mủ. Các vết hăm lan rộng với diện tích lớn.
Hăm tã khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu nhất là khi bé đi vệ sinh hoặc ngay cả khi mẹ thay tã cho con. Tùy theo mức độ bệnh mà tình trạng đau rát tăng theo, bé thường xuyên ngủ không ngon giấc, hay vặn mình quấy khóc, bé mệt mỏi và biếng ăn.
Khi trẻ bị hăm ở mức độ 1,2,3 bố mẹ có thể dễ dàng xử trí tại nhà nhưng với mức độ 4,5 thì bố mẹ cần đưa trẻ tới viện và tuân thủ theo phác đồ điều trị phù hợp.
3. Biến chứng nguy hiểm hăm ở trẻ bố mẹ cần chú ý
Viêm da kích ứng
Cha mẹ chưa thay hoặc để quá 3 giờ mới thay tã bỉm bẩn là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng vùng da bị mẩn đỏ và sưng tấy dọc theo đầu tã, trên mông của bé và xung quanh chân
Trường hợp này, cha mẹ nên bỏ bỉm cho bé càng lâu càng tốt. Cần thay tã bỉm sau khi bẩn và duy trì thay cách 3 giờ đống hồ.
Viêm da do nhiễm nấm candida
Tiêu chảy, axit trong phân, amoniac từ nước tiểu, tã chật, và phản ứng với xà phòng và các sản phẩm được sử dụng để làm sạch tã vải cũng góp phần gây ra viêm da do nấm candida ở trẻ.
Viêm da dị ứng
Có thể mẹ không biết, các hóa chất và vật liệu trong tã, khăn lau, kem bôi tã, kem dưỡng da, xà phòng, dầu gội đầu hoặc chất tẩy giặt cũng là nguyên nhân gây ra nốt mẩn đỏ, hăm tã. Sở dĩ bởi vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da cực kỳ nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương.
Đặc biệt, sử dụng phấn rôm chống hăm cho bé làm bít tắc lỗ chân lông từ đó làm tăng nguy cơ hăm tã. Chưa kể đến, lạm dụng phấn rôm còn ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục và đường hô hấp của bé.
Viêm da do vi khuẩn
Thủ phạm phổ biến nhất của viêm da do vi khuẩn là Staphylococcusaureus (Tụ cầu) và Liên cầu nhóm A (Strep). Thường xảy ra khi da đã bị kích ứng hoặc có vết cắt nhỏ và trầy xước do lau mạnh hoặc phát ban không do vi khuẩn trước đó.
Viêm da do vi khuẩn hình thành các vết bỏng rộp và chảy dịch vàng
Nhiễm khuẩn có thể kích ứng da nghiêm trọng, ban đầu da bé sẽ ửng đỏ, sau đó xuất hiện các vết bỏng rộp và có nước, chảy dịch vàng. Trường hợp bé bị sốt, bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để chữa trị cho kịp thời.
4. Cách trị hăm ở trẻ hiệu quả – Bố mẹ nên áp dụng ngay
Ngay khi nhận thấy bé có dấu hiệu hăm tã, bố mẹ cần can kịp ngay để phòng ngừa hăm tiến triển xấu ảnh hưởng tới lịch sinh hoạt cũng như sự phát triển của bé.
Bố mẹ trị hăm cho bé như sau:
- Dùng nước ấm sạch để tắm rửa hàng ngày vệ sinh toàn bộ vùng bé mặc tã sau đó lau khô nhẹ nhàng với khăn mềm. Chú ý, mẹ không nên dùng nước quá nóng vì sẽ khiến da bé bị khô và làm kích ứng nặng hơn. Ngoài ra, mẹ cố gắng luôn giữ cho da bé khô thoáng đặc biệt là vùng mặc tã/bỉm.
- Dùng kem phòng và trị hăm an toàn cho bé từ thảo dược. Bố mẹ tham khảo Kem bôi da thiết yếu từ thảo dược Fitolabs Kembi.
Sản phẩm chứa thành phần lành tính gồm Nano bạc, Rau má, Nghệ. Fitolabs Kembi được chứng nhận an toàn tuyệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, được bán tại các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.
Bố mẹ chỉ cần bôi một lớp mỏng Fitolabs Kembi lên vùng da bị hăm của bé. Sau đó massage nhẹ nhàng để thẩm thấu. Chỉ sau 5s, lượng kem đã thấm sâu và khô thoáng. Mẹ thực hiện ngày 2-3 lần, hiệu quả trị hăm tã sẽ thấy rõ rệt sau 2-3 ngày.
Fitolabs Kembi giúp phòng và trị hăm ở trẻ hiệu quả
Trên đây là 5 mức độ hăm ở trẻ cùng biện pháp phòng tránh và trị hăm hiệu quả. Nếu bố mẹ cần tư vấn về tình trạng của bé cũng như sản phẩm, hãy liên hệ tới hotline 0928 138 111 để nhận hỗ trợ 24/7 từ chuyên gia nhé!