Nuôi con thông thái

[Chuyên gia giải đáp] Trẻ bị hăm có nên bôi phấn rôm không?

Tác giả: Dược sĩ Thương Mến Ngày cập nhật: 24/01/22

“Trẻ bị hăm có nên bôi phấn rôm không?” là câu hỏi không ít mẹ thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ trả lời tường tận cho nỗi băn khoăn của bố mẹ, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

chuyen-gia-giai-dap-tre-bi-ham-co-nen-boi-phan-rom-khong

[Chuyên gia giải đáp] Trẻ bị hăm có nên bôi phấn rôm không?

I. Trẻ bị hăm có nên bôi phấn rôm không?

Bột talc là thành phần chính trong phần rôm. Bột talc  bao gồm magie, silic, oxy và hydro kết hợp với nhau tạo thành hợp chất magie silicat khan. 

Chính nhờ khả năng hút ẩm cao, chống vón cục, giúp vùng da được bôi khô thoáng nhanh chóng. Đây cũng là lý do nhiều mẹ sử dụng phấn rôm để bôi vào vùng bẹn, mông, quanh hậu môn và vùng da bị hăm của con. 

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, bố mẹ không nên sử dụng phấn rôm cho bé đã bị hăm do 3 lý do dưới đây:

1. Gây bít tắc lỗ chân lông

Phấn rôm khi bôi vào da sẽ hút nước, giúp cho vùng da có mồ hôi khô thoáng. Tuy nhiên, do có kích thước nhỏ nên phấn rôm làm bít lỗ chân lông, ngăn bài tiết mồ hôi và bã nhờn. 

Mồ hôi và bã nhờn không thoát ra ngoài, thêm vào đó là tuyến mồ hôi của trẻ chưa ổn định nên dùng phấn rôm làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, kích ứng da khiến bé bị hăm nặng hơn. 

chuyen-gia-giai-dap-tre-bi-ham-co-nen-boi-phan-rom-khong-1

Phấn rôm khiến hăm ở trẻ viêm nhiễm và nặng hơn

Trên báo Sức khỏe đời sống, PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng – Trường Đại học Y – Dược Hải Phòng cho biết, bôi phấn rôm sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm, sử dụng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng. Do đó, trị hăm da bằng phấn rôm cho bé là sai lầm nghiêm trọng mẹ nhé.

2. Ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục của bé

Ths – Bs. Trần Thu Nguyệt – Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã đăng tải trên “Báo sức khỏe đời sống” cảnh báo về tác dụng phụ gây ung thư cơ quan sinh dục bé gái khi sử dụng phấn rôm có chứa bột talc: 

“Một nghiên cứu của Tạp chí của Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ đã tìm thấy thêm mối liên quan giữa ung thư buồng trứng không xâm lấn và việc sử dụng bột talc. Trong nghiên cứu này, bột talc có thể sẽ di chuyển vào cơ thể, đến buồng trứng thông qua âm, đạo đặc biệt là khi sử dụng hàng ngày với mức độ rất nhiều”

chuyen-gia-giai-dap-tre-bi-ham-co-nen-boi-phan-rom-khong-2

Bôi phấn rôm cho trẻ bị hăm ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục của bé

Ngoài gây bít tắc lỗ chân lông thì việc ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục của bé là cực kỳ nguy hiểm. Bố mẹ chớ lơ là thông tin này nhé!

3. Ảnh hưởng tới đường hô hấp

Phấn rôm được thiết kế dưới dạng bột mịn và có trọng lượng khá nhẹ nên rất dễ khuếch tán vào trong không khí khi có gió hoặc cử động nhẹ. 

Khi bé hít phải lượng lớn hạt phấn rôm thông qua việc mẹ bôi phấn rôm hàng ngày cho bé, đường hô hấp của bé có thể bị tắc khí gây thiếu oxy, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, tím tái và viêm phổi, thậm chí là tử vong.

chuyen-gia-giai-dap-tre-bi-ham-co-nen-boi-phan-rom-khong-3

Trẻ bị hăm bôi phấn rôm không đúng cách khiến trẻ bị khó thở, hắt hơi, sổ mũi

Gây bít tắc lỗ chân lông, ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục và đường hô hấp là những tác hại nguy hiểm khi sử dụng phấn rôm trị hăm cho bé. Đúng là lợi bất cập hại. Bố mẹ bỏ ngay ý định sử dụng phấn rôm khi bé bị hăm nhé. Vậy, trẻ bị hăm da, bố mẹ nên làm gì?

II. Chuyên gia Fitolabs mách mẹ cách trị hăm hiệu quả và an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Để đảm bảo phòng và trị hăm cho bé an toàn, bố mẹ nên cho bé sử dụng kem chống hăm có thành phần Nano bạc, thảo dược chuẩn hóa như Rau má, Nghệ giúp kháng khuẩn, kháng viêm, cải thiện tình trạng hăm tã hiệu quả. Bố mẹ có thể tham khảo sản phẩm Kem bôi da thiết yếu từ thảo dược Fitolabs Kembi chứa 3 thành phần ưu Việt trên.

chuyen-gia-giai-dap-tre-bi-ham-co-nen-boi-phan-rom-khong-4

Fitolabs Kembi phòng và trị hăm hiệu quả cho bé

Sản phẩm chứa chất kem mềm mịn, thẩm thấu nhanh trên da sau 5s. Do đó, bố mẹ chỉ cần bôi một lượng nhỏ trên vùng da bị hăm của bé càng sớm càng tốt để hăm tã thuyên giảm nhanh chóng, giúp bé thoải mái, không còn khó chịu và quấy khóc.

Ngoài ra, khi trẻ hăm da, bố mẹ nên để bé bỏ bỉm 3-4 tiếng mỗi ngày để giảm thiểu tối đa sự cọ xát giữa bỉm và vùng da bị tổn thương, bé sẽ dễ chịu hơn.

Hơn nữa, bố mẹ cũng nên tuân thủ các bước vệ sinh thay tã đúng cách:

  • Không để bé mặc bỉm, tã quá 4 tiếng. Bố mẹ chậm trễ thay bỉm cho bé là cơ hội cho vi khuẩn trong phân và nước tiểu tấn công và gây ra tình trạng kích ứng, hăm da và viêm nhiễm.
  • Bố mẹ nhớ lau rửa bằng nước sạch sau mỗi lần thay tã cho trẻ
  • Trước khi đóng tã, bỉm mới cần lấy khăn lau thấm thật khô vùng da đóng tã
  • Có thể để mông trẻ khô thoáng trong khoảng 5 – 10 phút trước khi đóng tã, bỉm

Mong rằng những giải đáp từ chuyên gia cho thắc mắc của nhiều mẹ “Trẻ bị hăm có nên bôi phấn rôm không?” sẽ góp ích trong hành trình chăm sóc bé yêu. Chuyên gia chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe. Cần thêm thông tin về chăm sóc bé, bố mẹ có thể liên hệ với chuyên gia qua Fanpage hoặc Hotline 0928138111 nhé!

Dược sĩ Thương Mến

Tốt nghiệp đại học Y Dược Thái Nguyên, đã có 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Nhi Khoa
Hiện nay dược sĩ Thương Mến đang phụ trách chuyên môn và là chuyên gia tư vấn tại nhãn hàng Fitolabs Baby

Tư vấn trực tiếp từ chuyên gia

    Chỉ cần một phút chia sẻ!
    Bé khỏe mạnh, Mẹ nuôi bé nhẹ tênh

    Đăng ký nhận tư vấn
    TOP