Chăm sóc da trẻ nhỏ

Hăm da ở trẻ sơ sinh – 4 điều bố mẹ tuyệt đối không được bỏ qua

Tác giả: Dược sĩ Thương Mến Ngày cập nhật: 07/01/22

Hăm da ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp khi bố mẹ nuôi con nhỏ. Mặc dù hăm da không gây nguy hiểm, nhưng lại khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và có thể quấy khóc rất nhiều. Để khắc phục và phòng tránh hăm da cho bé, bố mẹ hãy ghi nhớ 4 điều dưới đây nhé!

I. Nguyên nhân nào gây hăm da ở trẻ sơ sinh?

Hăm da là bệnh da liễu với các tổn thương gây đau rát nằm ở vùng da có nếp gấp như ngấn cổ, ngấn tay chân, mông bẹn,… do có sự tiếp xúc lâu với sự ẩm ướt, mồ hôi, phân hoặc nước tiểu,… Trẻ sơ sinh bị hăm da không đáng ngại, tuy nhiên nếu để lâu, chăm sóc không đúng cách có thể khiến bệnh hăm da lây lan ra vùng da lành, khó chữa trị hơn.

Nguyên nhân thường là bởi da của trẻ vô cùng nhạy cảm, rất dễ bị kích ứng. Nhiều mẹ sẽ không lạ gì nếu chọn một loại tã, bỉm không thích hợp sẽ khiến trẻ bị dị ứng, điều này cũng có thể gặp với chất xả vải, chất tạo mùi thơm cho tã giấy.

ham-da-o-tre-so-sinh-4-dieu-bo-me-tuyet-doi-khong-duoc-bo-qua-3

Các nguyên nhân gây hăm da ở trẻ sơ sinh

Hăm da ở trẻ sơ sinh tại vùng mông, bẹn thường xảy ra khi mẹ chậm thay tã, bỉm cho trẻ, hoặc vệ sinh cho bé chưa sạch khiến cho da bé tiếp xúc lâu với nước tiểu, phân ẩm ướt.

Nấm hoặc vi trùng ký sinh trên da cũng có thể gây hăm da khi gặp điều kiện thuận lợi như có mồ hôi ẩm ướt, bụi bẩn đọng lại sẽ nhanh chóng phát triển và gây bệnh.

Thêm vào đó, da hai bên ngấn thường xuyên cọ xát vào nhau dễ gây mẩn đỏ, xước da, ngứa và rát rất khó chịu cho bé.

II. Biểu hiện hăm da ở trẻ sơ sinh

Cha mẹ để ý sẽ thấy trẻ sơ sinh bị hăm da nếu ở các vùng ngấn, da tiếp xúc với tã bỉm bắt đầu ửng đỏ, nổi mẩn và mụn nước gây cho bé cảm giác ngứa. Nếu bé gãi và da bị cọ xát nhiều sẽ khiến da bị xước, dễ viêm nhiễm.

Biểu hiện hăm da ở trẻ sơ sinh

Trẻ không thể nói cho cha mẹ biết sẽ nhờ vào việc quấy khóc để báo hiệu sự khó chịu mà trẻ đang gặp phải. Trẻ ngủ không yên giấc và sợ mọi tác động vào vùng da bị bệnh.

Nếu cha mẹ phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho trẻ, hăm da sẽ cải thiện nhanh và trẻ không phải chịu đựng sự đau rát này dài ngày hơn.

III. Phương pháp điều trị hăm da ở trẻ sơ sinh

Bởi cấu trúc mỏng manh của da trẻ sơ sinh sẽ dần hoàn thiện và là hàng rào vững chắc bảo vệ cơ thể khi lớn lên, vì vậy hăm da sẽ giảm theo độ tuổi của bé. Nhưng ngay tại thời điểm trẻ còn nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, để giúp trẻ không còn bị hăm da, cha mẹ cần đảm bảo những điều sau:

1. Loại bỏ tác nhân gây hại

Mồ hôi, bụi bẩn, chất thải của cơ thể, tã bỉm không đảm bảo an toàn, nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến bé dễ bị bị kích ứng da, hăm da. Do đó cha mẹ cần can thiệp và loại bỏ sớm để ngăn ngừa tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh.

2. Giúp da trẻ luôn sạch sẽ và thông thoáng

Mục đích là hạn chế tối đa việc trẻ ra nhiều mồ hôi tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và vi trùng phát triển, hạn chế viêm nhiễm.

Cha mẹ hãy thường xuyên nhẹ nhàng lau sạch vùng da có ngấn, rửa sạch vùng mông bẹn cho trẻ ngay sau khi trẻ đi vệ sinh bằng nước sạch và đảm bảo da trẻ luôn khô ráo sau đó.

3. Dùng kem dưỡng ẩm

Làn da bị hăm cần phục hồi cân bằng độ ẩm bằng kem dưỡng ẩm để hạn chế tình trạng khô rát; cần được phòng tránh hăm tái phát bằng kem trị hăm.

Dùng kem dưỡng ẩm giúp phòng ngừa hăm da hiệu quả cho trẻ sơ sinh

IV. Một số biện pháp ngăn ngừa hăm tã ở trẻ em

  • Để mông thoáng mát nhiều lần trong ngày.
  • Để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm nên rửa tay sạch TRƯỚC và SAU khi thay tã cho bé.
  • Nên sử dụng loại tã lót ít dùng chất tạo mùi, ít hoá chất chừng nào tốt chừng nấy.
  • Thay tã thường xuyên. Các vật dụng bằng vải mới như: quần, áo, nón, vớ, khăn ….. nên được giặt sạch trước khi dùng.
  • Nên dùng các loại vải thoáng, mát, hút nước tốt .
  • Dùng nước ấm và khăn bằng vải mềm để làm sạch vùng mặc tã sau khi em bé tiểu.
  • Gọi cho bác sĩ nếu em bé bị sốt, mẩn đỏ nặng hơn mặc dù đã điều trị tại nhà hoặc lan ra ngoài vùng mặc tã, bỏ bú hay nôn mửa.
  • Đặc biệt, sau khi tắm và lau khô người bé, cha mẹ hãy sử dụng kem bôi chống hăm từ thảo dược Fitolabs Kembi. Với thành phần 100 % từ thảo dược chuẩn hóa, lành tính nên cha mẹ yên tâm sử dụng Fitolabs Kembi hàng ngày cho bé yêu. Chỉ cần bôi một lớp kem mỏng lên vùng bẹn, mông và quanh hậu môn, nỗi lo lắng trẻ sơ sinh bị hăm da sẽ được loại bỏ hoàn toàn.
ham-da-o-tre-so-sinh-4-dieu-bo-me-tuyet-doi-khong-duoc-bo-qua-4

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ kiến thức hăm da ở trẻ sơ sinh.  Nếu như cha mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về kiến thức chăm sóc da bé, hãy liên hệ tới chuyên gia Fitolabs qua fanpage hoặc kết nối tới hotline 0928 138 111 (trong giờ hành chính) hoặc 0963 964 963 (ngoài giờ hành chính) để nhận hỗ trợ 24/7 nhé!

Tham vấn Y khoa: Đội ngũ Bác sĩ, Dược sĩ Fitolabs.

Dược sĩ Thương Mến

Tốt nghiệp đại học Y Dược Thái Nguyên, đã có 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Nhi Khoa
Hiện nay dược sĩ Thương Mến đang phụ trách chuyên môn và là chuyên gia tư vấn tại nhãn hàng Fitolabs Baby

Tư vấn trực tiếp từ chuyên gia

    Chỉ cần một phút chia sẻ!
    Bé khỏe mạnh, Mẹ nuôi bé nhẹ tênh

    Đăng ký nhận tư vấn
    TOP