Nuôi con thông thái
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ chuẩn chuyên gia
Con sinh ra nhưng chẳng may bị chậm phát triển trí tuệ. Thay vì lo lắng hoặc đổ lỗi thì cha mẹ hãy chăm sóc và dành tình thương nhiều nhất có thể để con sớm bắt kịp bạn bè cùng trang lứa, sống hạnh phúc, vui vẻ.
I. Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì
Trẻ chậm phát triển trí tuệ là những trẻ có chỉ số IQ thấp hơn mức (70-75) kèm với những hạn chế về chức năng thích ứng như khả năng giao tiếp, khả năng học hỏi kiến thức, giải quyết vấn đề, hành vi và khả năng tự chăm sóc bản thân.
Sự chậm phát triển trí tuệ sẽ gây ra những khó khăn nhất, do đó cha mẹ cần phối hợp với thầy cô, bác sĩ để đưa ra liệu trình chăm sóc và phương pháp nuôi dạy thích hợp nhất.
II. Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ
Theo các chuyên gia y tế, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ có nhiều nguyên nhân gây ra, hay gặp phổ biến là do:
Di truyền: Rối loạn chuyển hóa như Phenylceton niệu hoặc bất thường về thần kinh ở bố mẹ làm tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ khi được sinh ra.
Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn không đủ dưỡng chất ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Thiếu hụt Omega – 3, đặc biệt là DHA – dưỡng chất vàng trên trí não ngay từ giai đoạn bào thai và khi đang trong độ tuổi phát triển cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm phát triển ở trẻ.
Vấn đề và bệnh lý gặp phải khi mẹ mang thai: Thói quen ăn uống, nghỉ ngơi của thai phụ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe thai nhi. Nguy cơ trẻ chậm phát triển trí tuệ ngay từ khi sinh ra tăng cao khi mẹ thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, ma túy; mẹ mắc bệnh rubella, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm virus, huyết áp cao…
Trẻ mắc bệnh, trẻ bị chấn thương: Tai nạn trong cuộc sống hoặc đôi khi chỉ là những cú trượt chân ngã va đập vào đầu ít nhiều ảnh hưởng tới não. Bên cạnh đó, các bệnh viêm não, viêm màng não cũng có thể gây ra những tổn thương khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ.
Các nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ
III. Khó khăn khi trẻ chậm phát triển trí tuệ
Tùy theo mức độ khiếm khuyết trên trí não mà có những hạn chế và ảnh hưởng nhất định tới bản thân trẻ và gia đình, thầy cô.
- Cấp độ rất nặng: Chiếm khoảng 1-2 % trong tổng số trẻ chậm phát triển trí tuệ.
- Đặc điểm: Trẻ có IQ dưới 20 – 25 do tổn thương hệ thần kinh. Tuổi thọ của nhóm này thấp.
- Ảnh hưởng: Gia đình đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của bé, bởi chúng khó có thể chăm sóc bản thân. Hàng ngày, từ khâu học tập, giao tiếp tới khả năng chăm sóc bản thân cơ bản, cha mẹ cần hướng dẫn và giám sát trẻ.
- Cấp độ nặng: Chiếm 3-5% trong tổng số trẻ chậm phát triển trí tuệ
- Đặc điểm: Trẻ có chỉ số IQ dao động từ 20-40 và chúng có thể học được các kỹ năng giao tiếp và chăm sóc bản thân.
- Ảnh hưởng: Do hạn chế trong khả năng học hỏi, giao tiếp và chăm sóc chính bản thân nên khi lớn lên chúng cần sống trong khu tập thể dưới sự giám sát của người quản lý trực tiếp.
- Cấp độ trung bình: Chiếm khoảng 10 % trong tổng số trẻ chậm phát triển trí tuệ
- Đặc điểm: Trẻ có chỉ số IQ khoảng 35 – 55. Trẻ khá chậm khi học đọc,viết nên học tập thường không quá bậc tiểu học. Ngoài ra, chúng vẫn có thể học được kỹ năng giao tiếp và tự chăm sóc được bản thân như mặc quần áo, ăn uống, tắm rửa,… dưới sự hướng dẫn của cha mẹ.
- Ảnh hưởng: Cha mẹ, thầy cô cần kiên trì để dạy trẻ học tập. Ở nhà, cha mẹ giữ vai trò như một giáo viên giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ học nói, giao tiếp cơ bản và kỹ năng tự chăm sóc bản thân qua sinh hoạt đời thường.
- Cấp độ nhẹ: Chiếm 80% trong tổng số trẻ chậm phát triển trí tuệ.
- Đặc điểm: Trẻ có chỉ số IQ từ 50 – 75. Chúng có khả năng học tập, vận động, giao tiếp nhưng cần thời gian hơn so với bạn đồng trang lứa. Khi lớn lên, chũng vẫn có thể tự lập và chăm sóc bản thân.
- Ảnh hưởng: Tẻ cần sự hỗ trợ và chỉ dạy nhiều hơn trẻ khác từ cha mẹ cũng như thầy cô.
IV. Cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ
Vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ chậm phát triển trí tuệ. Sẽ không có ai yêu thương và gần gũi con mình hơn chính cha mẹ bé. Vì vậy, cha mẹ hãy hướng tới những điều tích cực và sáng suốt lựa chọn những biện pháp chăm sóc tốt nhất cho bé.
Để chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ, theo các chuyên gia cha mẹ cần:
- Chấp nhận và xác định tư tưởng bé chậm phát triển trí tuệ là bước đầu quan trọng trong hành trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ.
- Đưa bé đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa giúp cha mẹ biết được nguyên nhân sâu xa, mức độ khiếm khuyết trí tuệ bé từ đó có những can thiệp kịp thời và đúng đắn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và bổ sung nhiều thực phẩm chứa DHA bổ não cho bé như tảo biển, cá nước lạnh, trứng, thịt gà, hải sản có vỏ.
- Khi đã chấp nhận được vấn đề của bé, cha mẹ không nên kỳ vọng quá cao điều gì ở con thay vào đó hãy linh hoạt hơn.
- Cho trẻ đi học tại các trường đặc biệt theo giáo án riêng phù hợp với mức độ vấn đề chậm phát triển trí tuệ của bé.
- Cùng con vui chơi, sinh hoạt và hướng dẫn con những sinh hoạt hàng ngày từ việc đơn giản tới những việc khó hơn.
- Khen ngợi bé khi bé được điểm cao/làm được món đồ/thành thạo điều gì đó … dù là rất nhỏ nhoi trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên không nên thái quá.
- Tích cực cho trẻ tham gia hoạt động tập thể để trau dồi và phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử.
- Khích lệ trẻ làm quen với những bạn mới hoặc thử sức những điều khác lạ trong cuộc sống mà trước đó trẻ không dám thử.
- Không nên quá bao bọc trẻ mà hãy để trẻ độc lập, tự làm những điều trong khả năng của chúng dưới sự hướng dẫn
- Quan sát và theo dõi thay đổi hành vi, tâm lý: Vì trẻ chậm phát triển trí tuệ có những hạn chế nhất định về trí não, hành vi, cử chỉ. Do đó, sự thay đổi trong hành vi và tâm lý ở trẻ là điểm cần quan sát khi cha mẹ chăm sóc và nuôi dạy bé.
Cha mẹ giữ vai trò rất quan trọng khi chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trên đây là những thông tin hữu ích về trẻ chậm phát triển trí tuệ và cách chăm sóc chuẩn chuyên gia. Nếu cha mẹ còn thắc mắc về bất cứ vấn đề nào trong hành trình chăm sóc trẻ. Vui lòng liên hệ chuyên gia qua hotline để được hỗ trợ 24/7 nhé!
Tham vấn Y khoa: Đội ngũ bac sĩ, Dược sĩ Fitolabs.