Nuôi con thông thái
Nấm miệng ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phác đồ điều trị chuẩn Bộ Y tế
Nấm miệng hay tưa miệng ở trẻ em là bệnh không quá phổ biến với các mẹ nuôi con nhỏ. Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết của bệnh ra sao, những đối tượng nào dễ mắc phải… Mời các bậc phụ huynh cùng theo dõi bài viết dưới đây.
I. Nấm miệng ở trẻ nhận biết qua dấu hiệu nào?
Nấm miệng là bệnh nhiễm trùng miệng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện tại bề mặt lưỡi, 2 má trong, vòm miệng hoặc cả vùng hầu họng.
Các triệu chứng bao gồm các mảng bám mềm như nhung màu trắng hoặc vàng trong miệng. Khi chà xát hoặc cạy mảng bám này khiến bé đau, thậm chí chảy máu. Một số trẻ còn bị đau khi nuốt, nứt nẻ ở khóe miệng; cảm giác ăn ngon miệng, biếng ăn gây thiếu hụt dinh dưỡng, mệt mỏi và quấy khóc. Nặng hơn khi nấm miệng ăn sâu tới thực quản, khí quản khiến bé bị tiêu chảy, viêm phổi.
II. Nguyên nhân gây bệnh nấm miệng ở trẻ là gì?
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là do một loại nấm có tên là Candidas Albicans gây ra. Bình thường, loại nấm này sinh sống tự nhiên trên da, trong miệng và cả vùng âm đạo của cơ thể. Nhưng nếu nấm Candidas phát triển ngoài tầm kiểm soát sẽ gây ra bệnh nấm miệng. Điều này xảy ra khi trẻ:
- Có sức đề kháng kém
- Sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài
- Sử dụng thuốc chứa corticoid nhiều ngày nhất là bệnh hen suyễn
- Hoặc cũng có thể do mẹ bị nhiễm nấm Candidas âm đạo và truyền cho trẻ khi mang thai.
- Hiểu được điều này, các bậc phụ huynh cần chú ý nâng cao sức khỏe bản thân và của bé để cả nhà khỏe mạnh, bé không nhiễm nấm miệng nhé.
III. Những trẻ nào có nguy cơ cao dễ bị nấm miệng?
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nấm miệng, tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng bị nhiễm nấm Candidas miệng. Dưới đây là một số đối tượng trẻ có nguy cơ cao bị tưa miệng, phụ huynh xem bé nhà mình có thuộc nhóm dưới đây không.
- Trẻ sinh non
- Trẻ sinh thiếu cân nặng
- Trẻ sinh đôi
- Trẻ có hệ miễn dịch kém
- Trẻ thường xuyên sử dụng kháng sinh
- Trẻ sử dụng thuốc chứa corticoid kéo dài
- Trẻ thường xuyên sử dụng núm vú giả.
IV. Chẩn đoán và phác đồ điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ?
Bệnh nấm miệng ở trẻ được bác sĩ chẩn đoán qua thăm khám khoang miệng và hỏi thăm tiền sử sức khỏe bé. Điều này sẽ giúp xác định chính xác tình hình sức khỏe của trẻ để từ đó bác sĩ đưa ra hướng xử trí đúng đắn.
Điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như triệu chứng, độ tuổi, sức đề kháng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Bé khỏe mạnh bị nấm miệng nhẹ, các mảng trắng chưa khiến bé đau rát hay bỏ ăn, biếng bú thì không cần điều trị hoặc rơ lưỡi bằng thảo dược tại nhà. Lá hẹ, rau ngót, mật ong, nhọ nồi, tía tô,… được ông cha ta sử dụng từ lâu trong trị nấm miệng, tưa lưỡi. Cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng tại nhà.
Hàng ngày, cha mẹ rơ lưỡi cho bé bằng gạc rơ lưỡi chuyên dụng 3-4 lần. Chỉ cần nhúng gạc vào dịch chiết chứa một trong những dược liệu trên, cặn sữa hay mảng bám thức ăn sẽ được làm sạch và nấm miệng sẽ bị đánh bay khi cha mẹ vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách.
Các bậc phụ huynh nên sử dụng gạc rơ lưỡi dùng 1 lần, được tẩm ẩm sẵn bằng dịch chiết thảo dược sẽ giúp miệng bé sạch, nướu khỏe đồng thời đảm bảo phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý răng miệng hiệu quả. Ngoài ra, sử dụng gạc từ sợi polyseter mềm mại mà vẫn đánh trôi được mảng bám chứa thức ăn và mẩm bệnh ở khoang miệng. Một gợi ý hàng đầu cho các mẹ là sử dụng gạc rơ lưỡi từ thảo dược Fitolabs Otee, sản phẩm của nhãn hàng Fitolabs Baby – thương hiệu chuyên cung cấp giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ từ 0 – 12 tuổi an toàn và hiệu quả.
Các trường hợp nghiêm trọng hơn, cần điều trị bằng thuốc chống nấm (chứa nystatin, miconazol, fuconazol) đặc trị nấm miệng. Tùy độ tuổi và khả năng nuốt của bé mà bac sĩ kê đơn thuốc dạng lỏng, bột pha cốm hoặc viêm ngậm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc điều trị, cha mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng và báo ngay cho bác sĩ khi bé gặp phải những tác dụng không mong muốn.
Như chúng ta đã biết, nguyên nhân sâu xa của bệnh nấm miêng ở trẻ là do sức đề kháng. Vì vậy, tăng sức đề kháng cho bé luôn được bác sĩ lưu ý khi kê đơn. Do đó, phác đồ điều trị khi trẻ bị nấm miệng theo Bộ Y tế thường bao gồm: thuốc chống nấm Candidas Albicans, sản phẩm tăng đề kháng và chú ý vệ sinh rơ lưỡi cho bé hàng ngày. Cha mẹ lưu ý phác đồ điều trị này nhé.
V. Phòng bệnh nấm miệng ở trẻ
Với trẻ trên 6 tháng tuổi, sau mỗi cứ bú hoặc ăn xong, hãy cho bé uống nước để hạn chế tình trạng sữa và mảng thức ăn tích tụ ở khoang miệng. Quan trọng là việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày cho bé, đặc biệt là trẻ ăn sữa ngoài, trẻ bắt đầu ăn dặm, trẻ dùng thuốc chứa corticoid và trẻ chưa biết vệ sinh răng miệng.
Song song, cần vệ sinh tay bé sạch sẽ trước khi bé đưa thức ăn vào miệng. Bởi trẻ nhỏ rất thường tò mò, rất thích khám phá mọi thứ xung quanh bằng cách sờ nắm. Cùng với đó, đồ chơi, đồ cá nhân cũng cần làm sạch để nấm, vi khuẩn, vi rút không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể bé.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh nấm miệng ở trẻ, cha mẹ có thắc mắc hãy liên hệ tới chuyên gia qua hotline 0928138111 để được hỗ trợ 24/7 nhé.
Tham vấn Y khoa: Đội ngũ Bác Sĩ, Dược sĩ Fitolabs.