Nuôi con thông thái

Thiếu hormone tăng trưởng chiều cao, trẻ mãi lùn?

Tác giả: Dược sĩ Thương Mến Ngày cập nhật: 07/09/22

Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng và di truyền thì hormone tăng trưởng chiều cao cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chiều cao của trẻ nhỏ. Điều này đã được công bố bởi các nhà khoa học, chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới. 

I, Hormone tăng trưởng chiều cao là gì

Hormone tăng trưởng có tên là Growth hormone (gọi tắt là hGH) được sản xuất thông qua thùy trước tuyến yên của não, trong các tế bào ưa chuộng somatotrophic của con người. 

Theo nhiều nghiên cứu, hormone GH giữ vai trò quan trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của con người đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Do đó, nồng độ GH trong máu cao hơn hoặc thấp hơn làm tăng tỷ lệ chậm tăng trưởng và phát triển xương, chậm dậy thì và chiều cao thấp hơn mức tiêu chuẩn ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, hormone này cũng tham gia vào quá trình trao đổi chất và hỗ trợ phát triển cơ bắp. 

Bởi vậy, đảm bảo và duy trì hormone tăng trưởng chiều cao ở mức tối ưu trong cơ thể là vô cùng cần thiết để trẻ phát triển chiều cao vượt bậc đồng thời giúp cơ thể phát triển toàn diện.

II, Hormone tăng trưởng chiều cao tiết ra lúc nào?

Quá trình sản xuất hormone tăng trưởng chiều cao phụ thuộc vào các yếu tố như giới tính, tuổi tác, dinh dưỡng, cân nặng và đặc biệt là giấc ngủ.  

Các chuyên gia cho biết, hormone GH được giải phóng mạnh mẽ nhất khi trẻ ngủ sâu giấc và vào lúc nửa đêm. Bởi vậy, cha mẹ cần cho trẻ ngủ trước 9h tối, để đảm bảo trẻ ngủ ngon và đủ giấc. 

III, Nguyên nhân thiếu hụt hormone tăng trưởng chiều cao ở trẻ

Cá lý do gây ra tình trạng thiếu hormone tăng trưởng chiều cao bao gồm:

  • Có khối u ở tuyến yên hoặc vùng dưới đồi của não bộ.
  • Chấn thương não, nhiễm các chủng vi khuẩn, virus nấm gây hại.
  • Dùng thuốc điều trị ung thư bằng phương pháp chiếu xạ ở vùng sọ, vùng mũi họng, vùng hốc mắt.
  • Mắc một số bệnh: bạch cầu cấp,…

IV, Triệu chứng thiếu hụt hormone tăng trưởng chiều cao ở trẻ

Một số dấu hiệu chẩn đoán trẻ mắc chứng thiếu hụt hormone tăng trưởng chiều cao:

  • Thấp hơn bạn bè cùng trang lứa đôi khi có sự chậm trễ trong sự phát triển răng, tốc độ tăng trưởng là < 6cm/năm trước 4 tuổi, < 5cm/năm từ 4-8 tuổi, và <4cm/năm trước tuổi dậy thì. 
  • Có thể có khuôn mặt tròn trịa, trông trẻ hơn. 
  • Có mỡ tập trung ở vùng bụng mặc dù cơ thể cân đối.
  • Dậy thì muộn, một số trường hợp khả năng phát triển giới tính chỉ đạt tới một ngưỡng nhất định, có thể không phát triển ngực, giọng nói có thể không thay đổi nhất là với trẻ giới tính nam…
  • Xương yếu, còi xương và dễ bị gãy xương khi về già
  • Sức chịu đựng kém, dễ mệt mỏi, nhạy cảm với nhiệt độ quá nóng/lạnh.
  • Ngoài ra, trẻ dễ buồn phiền, thiếu tập trung ghi nhớ kém…

V, Chẩn đoán trẻ thiếu hormone tăng trưởng chiều cao

Khi trẻ không đạt chiều cao và cân nặng so với bạn bè cùng trang lứa, cha mẹ nên đưa bé đi khám. Quy trình xác định nguyên nhân trẻ thấp lùn do thiếu hormone tăng trưởng chiều cao, bao gồm:

  • Bác sĩ hỏi tiền sử bệnh lý
  • Đo các chỉ số tăng trưởng cho trẻ
  • Làm xét nghiệm máu để đo lường lượng hormone tăng trưởng và một số hormone liên quan khác trong cơ thể.
  • Làm xét nghiệm chức năng thận và chức năng tuyến giáp để đánh giá cơ thể sản xuất và sử dụng các hormone ra sao.
  • Chụp X quang cánh tay của trẻ để kiểm tra mức độ phát triển của xương, vị trí chụp đánh giá là phần sụn tiếp hợp. Đây là những mô phát triển ở phần cuối xương cánh tay và cẳng chân sẽ hợp nhất với nhau khi kết thúc quá trình phát triển. 
  • Chụp cộng hưởng từ là bước cuối cùng khi bác sĩ nghi ngờ có u tuyến yên. Bởi bất thường trên tuyến yên, chấn thương não hoặc mắc các bệnh trên não cũng ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ nhỏ.

VI, Thiếu hormone tăng trưởng chiều cao, trẻ mãi lùn?

Cảm giác tự ti, hay bị bạn bè trêu trọc là điều khó tránh khỏi ở những trẻ thấp lùn so với bạn bè. Các yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo hoặc thiếu hormone tăng trưởng chiều cao GH là những nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ. 

Tuy nhiên, việc điều trị thiếu hụt hormone tăng trưởng chiều cao cho trẻ nên can thiệp sớm, tốt nhất là giai đoạn 3-7 tuổi và duy trì tới hết tuổi dậy thì, đồng thời phối hợp các biện pháp sau:

  • Kích thích cơ thể phát triển, kích thích sự phát triển các tuyến sinh dục.
  • Sử dụng các hormone tuyến giáp để điều trị khi suy giảm chức năng tuyến giáp.
  • Xây dựng chế độ ăn đa dạng, phong phú và giàu vitamin D3, vitamin K2, Canxi và các dưỡng chất khác giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ phát triển chiều cao tối đa. 
  • Ngoài ra, cha mẹ cần thiết lập cho trẻ chế độ luyện tập thể dục thể thao khoa học phù hợp với lứa tuổi để trẻ phát triển chiều cao tốt nhất, bắt kịp bạn bè cùng trang lứa. 

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp chiều cao của trẻ liên quan tới hormone tăng trưởng GH. Hi vọng cha mẹ có thêm thông tin hữu ích trong hành trình chăm sóc bé yêu. Nếu cha mẹ có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ chuyên gia qua hotline 0928138111 để được hỗ trợ 24/7 nhé.

Tham vấn Y khoa: Đội ngũ Bác sĩ, Dược sĩ Fitolabs. 

Dược sĩ Thương Mến

Tốt nghiệp đại học Y Dược Thái Nguyên, đã có 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Nhi Khoa
Hiện nay dược sĩ Thương Mến đang phụ trách chuyên môn và là chuyên gia tư vấn tại nhãn hàng Fitolabs Baby

Tư vấn trực tiếp từ chuyên gia

    Chỉ cần một phút chia sẻ!
    Bé khỏe mạnh, Mẹ nuôi bé nhẹ tênh

    Đăng ký nhận tư vấn
    TOP