Nuôi con thông thái
Top 5 thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất
Nếu chẳng may bị tưa lưỡi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cực kỳ khó chịu. Lúc này, để giúp bé thoải mái và nhanh khỏi bệnh, cha mẹ thường nghĩ ngay tới sử dụng thuốc điều trị. Vậy, loại thuốc nào điều trị tốt? Cha mẹ cùng điểm qua Top 5 thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất được các mẹ tin dùng tại đây nhé!
I. Khi nào cần sử dụng thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh
Tưa lưỡi hay nấm miệng là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh trong thời kỳ bú sữa mẹ hoặc sữa ngoài. Với trường hợp trẻ bắt đầu ăn dặm hay kể cả trẻ có răng nhưng chưa biết vệ sinh đúng cách cũng là đối tượng nguy cơ dễ bị tưa lưỡi.
Bệnh khởi phát là những đốm trắng nhỏ xuất hiện trên bề mặt lưỡi, vòm miệng, nướu răng, amidan hoặc sau cổ họng. Lâu dần những đốm trắng này sẽ dày lên, bám khá chắc, khi ba mẹ cạo hoặc chà xát có thể chảy máu. Nhìn chung, biểu hiện của tưa lưỡi khá giống với cặn sữa (cặn sữa không gây đau, chảy máu khi cạo lưỡi).
Khi bệnh tiến triển tới một giai đoạn nhất định, bé bị mất vị giác, cảm thấy ăn không ngon miệng, quấy khóc, bỏ ăn, biếng bú, sụt cân thậm chí là suy dinh dưỡng. Ngoài ra, trẻ có thể bị nứt lở, ửng đỏ ở khóe miệng.
Giai đoạn nặng, tưa lưỡi lan vào thực quản làm cản trở quá trình nuốt thức ăn, đồ uống. Bé sẽ có cảm giác như mắc gì đó ở cổ họng và muốn ho.
Một số triệu chứng, có thể kèm theo khi trẻ bị tưa lưỡi là đau họng, ho, sốt,…

Dấu hiệu trẻ sơ sinh cần sử dụng thuốc trị tưa lưỡi
Nguyên nhân trực tiếp do chế độ chăm sóc của ba mẹ chưa đúng cách, ba mẹ quên vệ sinh cho trẻ nhất là giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi.
Nguyên nhân sâu xa do sức đề kháng kém, bé dùng kháng sinh hoặc thuốc có chứa corticoid kéo dài khiến hệ vi sinh vật bị mất cân bằng và tạo điều kiện cho nấm Candida Albicans tích tụ trong khoang miệng gây bệnh.
II. Top 5 thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất
1. Phác đồ điều trị cho trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi
Bệnh nấm miệng khó điều trị dứt điểm, nếu khỏi bệnh vẫn có thể tái nhiễm do phụ thuộc vào khả năng miễn dịch, độ tuổi mắc bệnh.
Nguyên tắc điều trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh thường bao gồm:
- Tăng đề kháng: Nâng cao sức khỏe giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch tự nhiên để chống lại các mầm bệnh. Một số sản phẩm bao gồm: kẽm, betaglucan, thymomodulin, vitamin C… được các bác sĩ ưu tiên.
- Thuốc kháng nấm: Đây là thuốc kê đầu tay của bác sĩ chuyên khoa khi trẻ bị tưa lưỡi, nấm miệng. Các thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của nấm Candida Albicans trong khoang miệng.
- Gạc rơ lưỡi cho bé: Việc rơ lưỡi cho bé vào mỗi ngày là vô cùng quan trọng, vừa làm sạch khoang miệng miệng đồng thời góp phần ngăn ngừa bệnh răng miệng như nấm miệng, tưa lưỡi, viêm lợi, sún răng,… Ba mẹ có thể tham khảo gạc răng miệng thảo dược cho bé Fitolabs Otee.
2. Top 5 thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay
2.1 Thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh Nyst

Thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh Nyst
- Giá tham khảo: 25.000đ/hộp 10 gói
- Đánh giá: Thuốc có tác dụng tại chỗ hiệu quả, đặc biệt thuốc không ngấm vào máu nên an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Giá thành rẻ, hàng phổ biến nên được nhiều mẹ tin dùng. Tuy nhiên, cần pha thuốc với nước đun sôi để nguội nên khá bất tiện với các mẹ nuôi con nhỏ.
- Dạng dùng: Gói bột rơ lưỡi trẻ sơ sinh.
- Thành phần: Nystatin
- Cách dùng:
Pha thuốc với ¼ muỗng cafe (tương đương 5ml) bằng nước sôi để nguội.
Dùng gạc rơ lưỡi thấm thuốc và rơ cho bé. Giữ trong khoảng 20 phút, sau đó mới cho bé ăn hoặc bú lại.
- Liều dùng:
Trẻ sơ sinh: ½ gói 1g mỗi lần, ngày 2 lần
Trẻ em dưới 5 tuổi: 1 gói 1g mỗi lần, ngày rơ 2 lần.
Trong trường hợp nấm miệng nặng, mẹ có thể rơ cho bé ngày 3-4 lần.
2.2 Thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh Daktarin

Thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh Daktarin
- Giá tham khảo: 51.000đ/tuýp 10g
- Đánh giá: Hiệu quả kháng nấm cao, giá thành phù hợp với người tiêu dùng. Dạng kem bôi khá tiện lợi với các mẹ bỉm sữa bận rộn. Hàng phổ thông nên dễ tìm mua tại các nhà thuốc.
- Dạng dùng: Thuốc mỡ, kem, gel…
- Thành phần: Miconazol
- Cách dùng: Đeo gạc tiệt trùng vào ngón tay trỏ, bôi thuốc lên gạc và rơ lưỡi cho trẻ.
- Liều dùng:
Trẻ sơ sinh: 1/2 muỗng cà phê mỗi lần, ngày rơ 2 lần.
Trẻ em: 1/2 muỗng cà phê mỗi lần, ngày rơ 4 lần
2.3 Thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh Fluconazol STADA

Thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh Fluconazol STADA
- Giá tham khảo: 18.000đ/hộp 1 viên
- Đánh giá: phụ huynh cũng nên lưu ý những tác dụng phụ không mong muốn khi trẻ không hợp với thành phần của thuốc như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy,… Lúc này, mẹ nên đưa bé đi thăm khám tại bệnh viện hoặc phòng khám y tế để được hỗ trợ kịp thời.
- Dạng dùng: viên nang cứng
- Thành phần: Fluconazol
- Cách dùng: Cho trẻ uống trực tiếp với nước đun sôi để nguội.
- Liều dùng:
Trẻ sơ sinh: 3-6 mg/kg/ lần. Uống 2 – 4 ngày/ lần tuỳ vào tuần tuổi của trẻ.
Trẻ em: 3mg/ kg/ lần. Uống 2 lần/ ngày.
2.4 Thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh Denicol

Thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh Denicol
- Dạng dùng: Dung dịch nhỏ giọt
- Giá tham khảo: 30.000đ/lọ 15ml
- Đánh giá: Thuốc giúp làm sạch khoang miệng và diệt nấm hiệu quả. Tuy chưa ghi nhận tác dụng phụ nào của thuốc nhưng cần tránh để dung dịch rơi xuống họng của bé.
- Thành phần: natri borat, vanillin, glycerin
- Cách dùng: Nhỏ dung dịch thuốc rơ lưỡi cho bé denicol lên ngón tay mẹ quấn gạc. Mẹ thực hiện rơ lưỡi, nướu, vòm miệng bé nhẹ nhàng.
- Liều dùng: Mẹ rơ lưỡi vệ sinh mỗi ngày cho bé, trường hợp nhiễm nấm nặng mẹ nên rơ lưỡi 3-4 lần/ngày.
2.5 Thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh Binystar
Thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh Binystar
- Dạng dùng: thuốc cốm dùng ngoài
- Giá tham khảo: 15.000đ/Hộp 10 gói
- Đánh giá: Hoạt chất kháng nấm tốt. Giá thành rẻ nên được bán nhiều tại các quầy thuốc. Dạng cốm pha dung dịch nên cần thời gian chuẩn bị trước khi rơ lưỡi cho bé.
- Thành phần: Nystatin
- Cách dùng: Pha thuốc với 1 muỗng cà phê nước đun sôi để nguội, dùng gạc tiệt trùng quấn vào ngón tay, thấm thuốc rơ lưỡi, họng,…nơi có nấm mọc. Trong vòng 20 phút sau khi rơ miệng không được ăn hoặc uống. Chỉ pha thuốc đủ dùng cho 1 lần, không may mà trẻ nuốt thuốc không gặp bất cứ tác dụng phụ nào.
- Liều dùng:
Trẻ sơ sinh: mỗi lần dùng nửa gói, ngày 2 lần.
Trẻ em: mỗi lần dùng 1 gói, ngày 2 lần.
III. Lưu ý khi dùng thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh
Khi dùng thuốc rơ lưỡi mẹ không nên rơ lưỡi quá sâu dễ làm thuốc đi xuống họng đồng thời rơ quá sâu khiến bé khó chịu. Ngoài ra, mẹ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, báo ngay cho bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường.
Trên đây là thông tin về điều trị rơ lưỡi cho bé bằng thuốc. Với top 5 thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất, mong rằng cha mẹ có thêm thông tin trong quá trình điều trị tưa lưỡi, nấm miệng cho bé.
Nếu cần thêm thông tin, cha mẹ vui lòng liên hệ hotline 0928 138 111 để được hỗ trợ 24/7 nhé.