Nuôi con thông thái

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không?

Tác giả: Dược sĩ Thương Mến Ngày cập nhật: 03/08/22

Sinh con ra, ai cũng muốn bé yêu của mình khỏe mạnh, thông minh. Nhưng đâu đó cũng có một vài trường hợp trẻ chậm phát triển trí tuệ. Và thắc mắc “Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không?” sẽ là nỗi băn khoăn của những gia đình không may này.

I. Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là đối tượng trẻ có những khiếm khuyết về trí thông minh và thiếu kỹ năng cần thiết cho các sinh hoạt hàng ngày. Trẻ có thể gặp khó khăn ở một hoặc nhiều vấn đề cùng một lúc và thường được chẩn đoán khi trẻ đến tuổi đi học hoặc sớm hơn. Một số đặc điểm dễ nhận biết chậm phát triển ở trẻ như sau:

  • Vận động: Chậm biết lẫy, bò, ngồi, đi, đứng, sự linh hoạt của chân tay.
  • Học tập ghi nhớ: Học hỏi và ghi nhớ thông tin kém. Với kỹ năng cơ bản, trẻ cần thời gian để học hỏi và thích ứng, khó thực hiện kỹ năng mới so với bạn cùng trang lứa.
  • Tư duy, logic: Khó khăn khi tổng hợp, xâu chuỗi thông tin cũng như giải quyết vấn đề.
  • Ngôn ngữ: Khó nói hoặc giao tiếp với mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày hoặc cả trong học tập.
  • Hành vi: Dễ có những hành vi bốc đồng, thiếu kiểm soát trước những vấn đề nhỏ. Thi thoảng sẽ có những hành vi lặp lại ở trẻ.
tre-cham-phat-trien-tri-tue-co-chua-duoc-khong-2

Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ chậm học hỏi kiến thức và kỹ năng cơ bản hơn các bạn cùng trang lứa

Theo báo cáo của nhiều nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ bao gồm:

  • Không đảm bảo dinh dưỡng nhất là DHA cho mẹ và thai nhi trong giai đoạn thai kỳ
  • Mẹ bầu uống thuốc có tác dụng phụ trên thai nhi, mắc phải một sô bệnh như nhiễm ký sinh trùng, nhiễm virus rubella hoặc lạm dung chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Yếu tố di truyền (chiếm tới 25 – 30 %): Bố mẹ có bất thường ở não bộ hoặc thần kinh, nguy cơ con bị vấn đề tương tự rất cao.
  • Trẻ mắc phải một số bệnh lý ảnh hưởng tới trí não: Nếu chẳng may trẻ mắc bệnh sởi, thủy đậu, viêm não nhật bản,… mà không được khắc phục kịp thời có thể ảnh hưởng tới não bộ và trí thông minh của trẻ.
  • Trẻ bị chấn thương: Não bộ là cơ quan quan trọng của cơ thể giúp tiếp thu, ghi nhớ và xử lý thông tin nhận được từ bên ngoài. Nếu não bị chấn thương do tai nạn cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ.
  • Môi trường sinh sống và học tập: Nguồn nước và không khí bị ô nhiễm và tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Bên cạnh đó, gia đình không hạnh phúc, thiếu thốn tình thương từ cha mẹ, thường xuyên bị ngược đãi hoặc bị cô lập ở trường lớp cũng khiến trẻ khó tránh khỏi tình trạng này.

II. Mức độ và khó khăn khi trẻ chậm phát triển trí tuệ

Vấn đề chậm phát triển trí tuệ thường phân thành 4 mức độ như sau:

  1. Mức nhẹ

  • Khoảng 80% trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ này
  • IQ trẻ khoảng từ 50 – 75
  • Trẻ vẫn có thể đi học nhưng cần nhiều thời gian để học hỏi các kỹ năng và đọc, viết, giao tiếp,…
  • Khi lớn lên trẻ vẫn có thể tự lập và chăm sóc cá nhân.
  1. Mức trung bình

  • IQ trẻ dao động từ 35 – 55
  • Trẻ khá chậm khi học đọc, viết và đếm số.
  • Trẻ vẫn có thể tự chăm sóc cá nhân với các hoạt động hàng ngày như ăn uống, tắm rửa,… dưới sự hướng dẫn của cha mẹ.
  1. Mức nặng

  • Có khoảng 3 – 5% trẻ ở mức độ này.
  • IQ đạt 20 – 40
  • Trẻ có thể học các kỹ năng giao tiếp và chăm sóc bản thân nhưng khi lớn lên cần phải sống trong khu tập thể và có sự giám sát.
  1. Mức rất nặng

  • Thường khá hiếm gặp trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ rất nặng, chỉ khoảng 1-2%.
  • IQ trẻ dưới 20 – 25 do hệ thần kinh tổn thương.
  • Từ học tập, giao tiếp tới kỹ năng chăm sóc bản thân cơ bản, trẻ cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ của cha mẹ.
tre-cham-phat-trien-tri-tue-co-chua-duoc-khong-3

Trẻ chậm phát triển trí tuệ được chia thành 4 cấp độ tùy thuộc vào IQ và khả năng chăm sóc bản thân

Mỗi mức độ chậm phát triển gây ra những khó khăn nhất định liên quan tới cuộc sống và học tập của trẻ. Nhằm xác định chuẩn xác bé chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nào, cha mẹ hãy đưa bé đi khám chuyên khoa khám để có biện pháp khắc phục kịp thời và phù hợp nhất.

III. Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không?

Trẻ chậm phát triển có chữa được không là thắc mắc phổ biến của nhiều bậc cha mẹ có con gặp vấn đề này. Tình trạng này khó chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu được chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời sẽ cải thiện trí não đáng kể.

  1. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quyết định tới sự phát triển não bộ trẻ. Cho nên, cha mẹ hãy xây dựng thực đơn khoa học hàng ngày cho bé, đảm bảo đủ 4 nhóm chất chính: đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, cha mẹ cần chú tâm tới thực phẩm giàu chất béo Omega 3 DHA như tảo biển, cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi, hải sản có vỏ và trứng, trứng gà. Tuy nhiên, bổ sung axit béo DHA từ thực phẩm khó đáp ứng đủ hàm lượng hàng ngày cho phép. Vì vậy, sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gợi ý hàng đầu. Tiêu biểu như sản phẩm DHA Xtra của Fitolabs, cha mẹ có thể tham khảo về cho bé dùng.

  1. Liệu pháp giáo dục

Bên cạnh cải thiện tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ từ dinh dưỡng, cha mẹ cần kết hợp cả liệu pháp giáo dục. Tùy theo mức độ chậm phát triển mà cha mẹ phối hợp với nhà trường để đưa ra phương pháp và chương trình giảng dạy thích hợp. Khi thực hiện cần nhất quán bởi trẻ khó tiếp thu cái mới.

tre-cham-phat-trien-tri-tue-co-chua-duoc-khong-4

Giáo dục đúng cách giúp cải thiện đáng kể tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ

  1. Liệu pháp tâm lý

Nằm trong phương pháp cải thiện chứng chậm phát triển trí tuệ, liệu pháp tâm lý cũng không kém phần quan trọng. Bởi trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ luôn sợ hãi, lo âu mà không rõ nguyên nhân gì. Thông qua kế hoạch điều trị mà chuyên gia tâm lý tư vấn, cha mẹ và thầy cô cần phối hợp nhịp nhàng để giám sát hành vi, theo dõi tâm lý trẻ.

Thêm vào đó, cha mẹ cần khuyến khích trẻ hoạt động tập thể để tăng khả năng giao tiếp, nâng cao khả năng thích ứng với môi trường mới. Nếu trẻ có làm điều gì chưa đúng, hãy nhẹ nhàng chỉ bảo chứ đừng la mắng. Ngược lại, trẻ làm tốt hãy khen ngợi và động viên.

Những điều trên tưởng đơn giản nhưng cần sự kiên trì, nỗ lực từ phía cha mẹ và trẻ nhỏ. Mỗi trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ có những đáp ứng và thay đổi khác nhau, cha mẹ chớ vội sốt ruột. Nên nhớ hãy thật bình tĩnh và kiên nhẫn.

Biết rằng nỗi băn khoăn “Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không?” sẽ đau đáu trong lòng cha mẹ có con gặp tình cảnh này. Nhưng cha mẹ hãy nhớ sự kiên trì, nỗ lực và yêu thương đủ lớn sẽ giúp trẻ cải thiện trí não đáng kể, sớm bắt kịp các bạn cùng trang lứa.

Tham vấn Y khoa: Đội ngũ Bác sĩ, Dược sĩ Fitolabs.

Dược sĩ Thương Mến

Tốt nghiệp đại học Y Dược Thái Nguyên, đã có 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Nhi Khoa
Hiện nay dược sĩ Thương Mến đang phụ trách chuyên môn và là chuyên gia tư vấn tại nhãn hàng Fitolabs Baby

Tư vấn trực tiếp từ chuyên gia

    Chỉ cần một phút chia sẻ!
    Bé khỏe mạnh, Mẹ nuôi bé nhẹ tênh

    Đăng ký nhận tư vấn
    TOP