Nuôi con thông thái

Trẻ chậm phát triển trí tuệ: nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục hiệu quả nhất

Tác giả: Dược sĩ Thương Mến Ngày cập nhật: 03/08/22

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là một trong những nỗi lo lắng hàng đầu của các bậc phụ huynh. Điều này vô hình chung tạo nên áp lực và xáo trộn cuộc sống của gia đình. Những thông tin sau sẽ giúp phụ huynh nhận biết được biểu hiện, nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiệu quả nhất.

I. Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?

Chậm phát triển trí tuệ là sự khiếm khuyết về phát triển trí não ở trẻ. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 18 tuổi và liên quan tới những khó khăn trong việc thu nhận, ghi nhớ, xử lý thông tin và học hỏi kiến thức cũng như giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, học tập.

II. Dấu hiệu nhận biết

Khi chú ý quan sát, cha mẹ có thể nhận thấy một số biểu hiện chính ở trẻ chậm phát triển trí tuệ bao gồm:

  • Biết ngồi, đi chậm hơn các trẻ khác
  • Nói không rõ ràng
  • Kém tập trung và không thể suy nghĩ logic
  • Trí nhớ kém, khó có khả năng ghi nhớ các thông tin đơn giản như tên hay sự việc mới xảy ra.
  • Học kĩ năng như ăn uống, mặc quần áo …. và kiến thức khác thường chậm, cần sự hỗ trợ từ người khác.

Ngoài ra, trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng có thể kèm theo một số biểu hiện khác như phụ thuộc, rất hiếu chiến, bướng bỉnh, tự gây thương tích cho bản thân và khó khăn trong việc hành xử xã hội.

Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng dễ phát hiện con có trí tuệ chậm phát triển bởi bệnh phụ thuộc và mức độ nặng hay nhẹ. 

tre-cham-phat-trien-tri-tue-nguyen-nhan-bieu-hien-va-cach-khac-phuc-hieu-qua-nhat-1

Trẻ chậm phát triển trí tuệ

III. Bốn mức độ ở trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trí tuệ chậm phát triển ở trẻ thể hiện ở khả năng thu nhận các kiến thức và kỹ năng mới chậm, kĩ năng chăm sóc bản thân thấp và hành vi và cử chỉ chưa trưởng thành nên rất bốc đồng, kích động. Bệnh chia thành 4 mức độ sau:

1. Mức nhẹ

Theo báo cáo của các chuyên gia cho thấy có khoảng 80% trẻ bị chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nhẹ. Với chỉ số IQ nằm trong khoảng 50 – 75 nên trẻ vẫn có thể tham giao vào lớp tiểu học. Song song với sự hỗ trợ từ giáo dục đúng cách và kiên trì học giao tiếp, đọc, viết…. thì trẻ vẫn có thể đi học tốt được, lớn lên có thể tự lập được.

2. Mức trung bình

Trong nhóm này, bao gồm các trẻ có chỉ số IQ từ 35 – 55. Ở mức này, trẻ vẫn có thể tự chăm sóc cá nhân như tắm rửa, ăn uống,… dưới sự chỉ dẫn của cha mẹ. Về khả năng đọc viết, nhóm này sẽ khá chậm để học tập. Lẽ tất nhiên, khi lớn lên chúng cần sự trong nom và giám sát của người khác.

3. Mức nặng

Có khoảng 3-5 % trẻ bị chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nặng với chỉ số IQ đạt 20 – 40. Chúng có thể tự học được các kỹ năng giao tiếp và chăm sóc bản thân nhưng khi lớn lên phải sống trong nhà tập thể có giám sát.

4. Mức rất nặng

Khá hiếm gặp trẻ chậm phát triển trí tuệ và chỉ có khoảng 1-2 % trẻ trong nhóm này. Khi chụp chiếu và khám sức khỏe, các bác sĩ phát hiện chúng bị tổn thương thần kinh, IQ của trẻ luôn dưới 20-25. Đây chính là lý do khiến trẻ luôn luôn cần sự hướng dẫn và giúp đỡ của bố mẹ và cả bác sĩ chuyên khoa.

III. Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ

Cha mẹ nào cũng đều mong muốn con khỏe mạnh, thông minh, lanh lợi nhưng nếu chẳng may bé chậm phát triển trí tuệ thì cha mẹ cần xác định tư tưởng để từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiệu quả.

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng trí tuệ kém phát triển ở trẻ, bao gồm:

1. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh của mẹ bầu

Một thói quen ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt thiếu lành mạnh trong giai đoạn mang thai sẽ là yếu tố không nhỏ làm tăng nguy cơ trẻ chậm phát triển trí tuệ và những vấn đề sức khỏe khác khi trẻ sinh ra. Vì vậy, đã có rất nhiều cảnh báo các bà mẹ mang thai cần tránh xa thuốc lá, rượu bia, ma túy và chất kích thích khác trong thời kỳ mang thai.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng đặc biệt chú ý khi mắc bệnh rubella, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm virus, rối loạn tuyến sữa, kể cả bị huyết áp cao. Những bệnh này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển não bộ của trẻ.

Thêm vào đó, mẹ bầu kiêng khem hoặc không bổ sung đủ dưỡng chất cho thai nhi khiến trẻ bị suy nhược và chậm phát triển trí não so với trẻ thông thường.

2. Di truyền

Cha mẹ có vấn đề về thần kinh thì nguy cơ trẻ sinh ra bị chậm phát triển trí tuệ là rất cao. Bên cạnh đó, tiền sử cha mẹ mắc rối loạn chuyển hóa như Phenylceton niệu cũng làm tăng nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh này.

3. Bệnh tật và chấn thương

Trẻ nhỏ nhất là 3 năm đầu đời có hệ miễn dịch kém, nên khó tránh khỏi sự tấn công của yếu tố gây hại từ bên ngoài. Do đó, đa phần cha mẹ đều chọn biện pháp tiêm phòng vaccin (sởi, thủy đậu,…) và tăng đề kháng để ngăn ngừa biến chứng trên não.

Bên cạnh đó, chấn thương do va đập hoặc ngã từ trên cao xuống cũng ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của bé.

4. Môi trường sống

Không khí và nguồn nước ô nhiễm là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển. Cùng với đó, gia đình bạo lực hay trẻ bị hắt hủi cũng khiến trẻ bị sang chấn tâm lý, ảnh hưởng tới tính cách, suy nghĩ và hành vi của trẻ.

IV. Trẻ chậm phát triển trí tuệ phải làm sao?

Lo lắng đôi khi là xấu hổ là tâm lý không ít gặp của nhiều bậc phụ huynh có con chậm phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, khi đã xác định được bé gặp vấn đề trên thì cha mẹ cần bình tĩnh và sớm tìm biện pháp can thiệp để khắc phục hiệu quả.

1. Biện pháp tâm lý

Tâm lý sợ hãi, lo âu không rõ nguyên nhân sẽ thường gặp ở trẻ chậm phát triển trí tuệ. Do đó, cha mẹ nên nên đưa trẻ tới cơ sở chuyên khoa thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó phối kết hợp với giáo viên để trị liệu tâm lý phù hợp. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần kiên trì, nhẫn nại và dành nhiều thời gian để chăm sóc và hướng dẫn trẻ hơn.

2. Biện pháp giáo dục

Tùy theo mức độ bệnh mà trẻ có khả năng sinh hoạt, tự chăm sóc cá nhân và khả năng học tập khác nhau. Nắm được điều này, cha mẹ có thể kết hợp cùng giáo viên đưa ra kế hoạch học tập phù hợp với khả năng tiếp thu, tương tác của trẻ.

3. Biện pháp dinh dưỡng

Nhắc tới biện pháp khắc phục hiệu quả chứng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ, không thể không kể đến chế độ dinh dưỡng. Một chế độ dinh dưỡng đảm đủ 4 nhóm chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất góp phần tới sự phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ cho bé. Đặc biệt, bổ sung thực phẩm giàu DHA như tảo biển, cá nước lạnh (cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu…), trứng gà, thịt gà, các loạt hạt chứa dầu và rau xanh để tăng cường trí tuệ, cải thiện thị lực, bảo vệ tim mạch, nâng cao sức đề kháng luôn được nhiều bậc phụ huynh hưởng ứng.

Nhận thấy, nguồn cung cấp DHA cho trẻ từ tự nhiên rất dồi dào. Thế nhưng, chúng lại khó đảm bảo đủ hàm lượng theo nhu cầu, chưa kể nhiễm hóa chất độc hại. Đây trở thành bài toán cho các bà mẹ và kể cả các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em. Vì vậy, hiện nay xu hướng bổ sung DHA cho bé từ thảo dược luôn được các mẹ ưu ái lựa chọn. Một trong những sản phẩm gợi ý hàng đầu để bổ sung DHA, cha mẹ có thể tham khảo Fitolabs DHA Xtra – Giọt vàng cho trí não trẻ. Sản phẩm chứa DHA tinh khiết từ thảo dược và nhập khẩu Đan Mạch, cho hiệu quả tốt nhất. Bên  cạnh đó, DHA còn vó vị cam chuẩn vị bé yêu thích. Dạng nhỏ giọt tiện dùng với ống bóp chia liều chuẩn xác nên được nhiều mẹ tin dùng.

tre-cham-phat-trien-tri-tue-nguyen-nhan-bieu-hien-va-cach-khac-phuc-hieu-qua-nhat-3

DHA Xtra giúp tăng cường trí não cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trên đây là những thông tin cơ bản về biểu hiện, nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục bệnh chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Cha mẹ lưu ý những thông tin này để chăm sóc bé tốt nhất nhé. Nếu cần tư vấn, vui lòng liên hệ hotline 0928 138 111 để được chuyên gia hỗ trợ  24/7 nhé!

Dược sĩ Thương Mến

Tốt nghiệp đại học Y Dược Thái Nguyên, đã có 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Nhi Khoa
Hiện nay dược sĩ Thương Mến đang phụ trách chuyên môn và là chuyên gia tư vấn tại nhãn hàng Fitolabs Baby

Tư vấn trực tiếp từ chuyên gia

    Chỉ cần một phút chia sẻ!
    Bé khỏe mạnh, Mẹ nuôi bé nhẹ tênh

    Đăng ký nhận tư vấn
    TOP