Nuôi con thông thái
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Đứng trước trường hợp này, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tốt nhất nhé.
I. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt
Rôm sảy ở mặt thường xuất hiện khi thời tiết oi bức và nóng ẩm. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng hay mắc phải nhất.
Biểu hiện ban đầu là những nốt mụn đỏ li ti và nông trên mặt, nằm rải rác như phát ban trên mặt khoảng 1-2 ngày đầu. Sau đó, các nốt mụn nhỏ sẽ to dần ra, có nước trong hoặc không và kéo dài 3-4 ngày.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt
Nhiều trường hợp, các mụn này sẽ vỡ ra có thể hoặc không gây nhiễm trùng tùy thuộc vào cách chăm sóc của bố mẹ. Lúc này trẻ sẽ cảm thấy ngứa rát trên mặt và thường hay lấy tay gãi mặt, khiến trẻ khó chịu và quấy khóc, ăn uống kém. Bệnh có thể tiến triển và lan rộng xuống cổ, gáy, đầu và các bộ phận khác.
Trường hợp khác, các mụn này sẽ tự lặn sau khoảng 7 ngày mà không để lại bất cứ dấu hiệu nào như vết thâm hay sẹo rỗ.
II. Ảnh hưởng nghiêm trọng khi trẻ bị rôm sảy trên mặt
Bệnh rôm sảy có thể tự khỏi nếu bố mẹ có hoặc không can thiệp và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, có những trường hợp không can thiệp sớm, rôm sảy ở mặt có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của bé.
1. Viêm da mạn tính
Tổn thương do các mụn nước của bệnh rôm sảy trên da mặt gây ra sẽ làm da trẻ yếu hơn, giảm khả năng tự bảo vệc ủa da và các lỗ chân lông không phục hồi dẫn đến viêm da mạn tính.
Tình trạng khô da, da bong tróc, ngứa ngáy và rôm sảy dễ tái phát là biểu hiện đặc trưng của viêm da mạn tính.
2. Nhiễm trùng da mặt
Khi các mụn rôm sảy vỡ ra là yếu tố thuận lợi để các vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng, lâu ngày dẫn tới bội nhiễm vi khuẩn với biểu hiện là mưng mủ, sưng đỏ, đau và nhức. Lúc này da dễ gặp tình trạng sẹo rỗ, viêm tĩnh mạch thậm chí là nhiễm trùng máu….
III. Top 5 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt
1. Do làn da của trẻ mỏng manh và nhạy cảm
Theo kết quả nghiên cứu của Viện da liễu Trung ương, da trẻ sơ sinh có độ dày chỉ bằng 1/5 so với da của người trưởng thành. Do đó dễ bị tác động bởi yếu tố gây hại bên ngoài như nhiệt độ, vi khuẩn, nấm thậm chí chỉ là vết xước nhẹ.
Hơn nữa, lỗ chân lông trên da mặt có kích thước nhỏ hơn so với vị trí khác trên cơ thể, đồng thời tuyến bã nhờn lại hoạt động mạnh nên da mặt dễ bị bít tắc lỗ chân lông khi gặp yếu tố bất lợi dẫn tới rôm sảy ở mặt.
2. Do tiếp xúc với khói bụi, chất bẩn
Mặt là vùng ít được che chắn nhất trên cơ thể nên trở thành cơ hội để bụi bẩn, vi khuẩn bám dính lại. Khi không được bảo vệ, che chắn cẩn thận cùng với chế độ vệ sinh không sạch sẽ, các chất bẩn này sẽ tích tụ lại và làm bít tắc lỗ chân lông gây tình trạng rôm sảy.
3. Do thức ăn bám dính lên mặt
Thức ăn, đồ uống bám dính lên mặt trẻ sơ sinh cũng là nguyên nhân cấu thành tình trạng trẻ sơ sinh bị rôm sảy trên mặt. Điều này xảy ra trong quá trình trẻ ăn, thức ăn bám dính trên mặt quá lâu cùng với việc mẹ không rửa mặt cho trẻ sạch sẽ nên thức ăn, dầu mỡ, đồ uống có vị sẽ làm bít tắc lỗ chân lông và mặt sẽ xuất hiện nốt mụn rôm sảy.
4. Do tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhất trên đầu
Đầu là vị trí có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhất. Do đó, khi bé nóng, đầu sẽ là vị trí đầu tiên đổ mồ hôi và môi hôi chảy xuống mặt là nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành các nốt rôm sảy trên mặt.
5. Do mẹ cho bé sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng ẩm không đúng cách
Kem chống nắng và kem dưỡng ẩm có tác dụng chăm sóc và bảo vệ làn da bé yêu, trên cơ thể Thế nhưng nhiều mẹ bôi kem quá dày và chính những lượng kem này không thấm hết vào da sẽ khiến da trẻ bít tắc lại gây bệnh rôm sảy.
IV. Cách điều trị hiệu quả
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thân nhiệt cao hơn người lớn và cũng khó điều chỉnh thân nhiệt hơn. Nghĩa là, trẻ lên rôm sảy dù bố mẹ sờ vào không cảm thấy nóng.
1. Biện pháp giúp xoa dịu cơn đau rát, ngứa ngát do rôm sảy ở mặt cho trẻ sơ sinh
- Làm mát da cho bé: Với vị trí nhỏ bị rôm sảy như vùng mặt thì bố mẹ có thể nhúng khăn mát lên vùng da trẻ bị mụn để làm mát da. Chú ý, bố mẹ chỉ cần dùng nước lọc mát thông thường, không được có xà phòng hoặc chất hóa học nào khác.
- Sử dụng các sản phẩm tắm từ thiên nhiên: Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm tắm gội cho bé có thành phần từ thiên nhiên, độ pH dịu nhẹ phù hợp với làn da của bé. Mẹ ghi nhớ những tiêu chí này để đảm bảo hạn chế da bé bị kích ứng thêm khi tắm gội. Mẹ có thể tham khảo nước tắm gội từ thảo dược Fitolabs Tambi. Thành phần Bồ công anh, Trà xanh trong sản phẩm có chứa kháng sinh tự nhiên nên cực kỳ an toàn và lành tính với làn da nhạy cảm của bé.
- Sử dụng kem bôi giảm ngứa từ thảo dược: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều kem bôi trị ngứa cho bé từ thảo dược chuẩn hóa, bố mẹ có thể cân nhắc cho bé sử dụng sản phẩm kem bôi da thiết yếu từ thảo dược Fitolabs Kembi. Sản phẩm sở hữu thành phần an toàn cho trẻ như Rau má, Nghệ giúp giảm ngứa nhanh và hiệu quả cho bé bị rôm sảy chỉ sau 2-3 ngày sử dụng.
Bộ đôi sản phẩm của thương hiệu Fitolabs giúp giảm ngứa nhanh chóng khi bé bị rôm sảy ở mặt
Trường hợp thấy bệnh không đỡ hoặc trở nên nghiêm trọng, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời.
2. Các biện pháp phòng ngừa rôm sảy ở mặt cho trẻ sơ sinh
- Hạ nhiệt cho trẻ: Cho trẻ uống nhiều nước mát hoặc lạnh nếu trẻ đủ lớn để uống nước. Với trẻ sơ sinh, mẹ tăng cường lượng sữa để bé được cung cấp nhiều nước. Uống đủ nước/ bú đủ sẽ giúp giữ cho nhiệt độ của cơ thể trẻ giảm xuống. Đây là việc làm đơn giản đảm bảo bé không bị quá nóng, giảm rôm sảy đáng kể.
- Vệ sinh cho bé thường xuyên: Vệ sinh thường xuyên giúp làm sạch da cho trẻ nhằm loại bỏ bụi bẩn, ngăn ngừa rôm sảy. Việc cần làm là mẹ nên rửa mặt cho trẻ ít nhất 2 lần mỗi ngày và rửa sau khi bé đi học về.
- Thoa kem dưỡng ẩm và thường xuyên làm mát da bé: Việc làm này giúp làm dịu vùng da bị tổn thương của bé, giúp bé dễ chịu hơn, giảm thiểu sự khó chịu trước cơn ngứa ngáy và đau rát do rôm sảy.
- Sử dụng mũ có khăn chống bụi cho trẻ. Việc làm này giúp ngăn chặn bụi bẩn và vi khuẩn bám dính trên da mặt gây rôm sảy. Mẹ nên chọn mũ có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi và thoáng mát để tránh nóng đầu trẻ.
- Cho bé mặc quần áo thoải mái, chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi.
- Đảm bảo Môi trường sinh hoạt: Vào những ngày nắng nóng, bố mẹ cần đảm bảo phòng ngủ và khu vui chơi của bé luôn mát mẻ và thoáng mát.
Nếu bố mẹ còn băn khoăn chưa biết xử trí dứt điểm khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy, bố mẹ hãy để lại câu hỏi qua tin nhắn trên Fanpage hoặc gọi tới hotline 0928 138 111 để nhận hỗ trợ từ chuyên gia nhé!